Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Chân trời bài 2: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 2: Hai đứa trẻ (Thạch Lam). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 2.2. VĂN BẢN HAI ĐỨA TRẺ
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Hai đứa trẻ. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm truyện ngắn.
- Đồng cảm với những con người có hoàn cảnh khó khăn, éo le.
B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Thạch Lam: (1910 - 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân.
- Quê quán: quê nội ở Quảng Nam nhưng ông sinh ra tại Hà Nội có nhiều năm tháng tuổi thơ sống ở quê ngoại, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
b. Sự nghiệp và tác phẩm chính
- Ông là một trong những nhà văn quan trọng của nhóm Tự lực văn đoàn.
- Ông để lại những tac phẩm đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, tiểu thuyết Ngày mới, tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, tiểu luận Theo giòng….
- Văn chương của ông có giọng điệu trữ tình hướng nội, đi vào phân tích thế giới nội tâm, phân tích cảm giác, cảm xúc tinh tế giàu chất thơ.
2. Văn bản “Hai đứa trẻ”
a. Xuất xứ
+ Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập tuyển tập Thạch Lam.
b. Bố cục
- 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”: Cảnh phố huyện lúc chiều tàn.
+ Phần 2: Tiếp theo cho đến “có những cảm giac mơ hồ không hiểu”: Cuộc sống phố huyện khi về đêm.
+ Phần 3: Còn lại: Cảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện.
Tóm tắt
Hai đứa trẻ là xoay quanh nhân vật chính là Liên và An. Hai chị em đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện – một cuộc sống nghèo khổ, đơn diệu. Xung quanh chị em Liên là cuộc sống tàn lụi của những kiếp người lay lắt nơi đây. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện qua việc chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện.
Có thể thấy đây là một truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, ít tình tiết, cũng không có nhiều cao trào xung đột, chuỗi sự kiện cấu tạo nên cốt truyên thay vì tập trung vào diễn biến hành động của nhân vật chỉ tập trung vào diễn biến cảm xúc, tâm lí của nhân vật.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
Điểm nhìn, ngôi kể và mối quan hệ trong chỉnh thể tác phẩm
Ngôi kể: Thứ ba.
Điểm nhìn: Ngôi thứ ba hạn tri.
Tác dụng:
+ Với điểm nhìn và ngôi kể như thế này giúp các sự kiện, chi tiết trong truyện hiện lên qua cái nhìn của nhân vật Liên một cách đầy chân thật và cảm xúc.
+ Thể hiện rõ tính cách cũng như tâm hồn của nhân vật Liên: ngây thơ, thuần hậu và trong sáng, nhân hậu cũng như thấu cảm với những cảnh đời nghèo khổ, tinh tế và nhạy cảm trước mọi biến động của cảnh vật.
+ Duy trì sự khách quan tương đối của lời kể.
2. Phân tích bức tranh phố huyện trong Hai đứa trẻ
a. Bức tranh phố huyện
b. Yếu tố tự sự miêu tả trong việc miêu tả bức tranh phố huyện
- Các câu văn đoạn văn có sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm:
+ Liên ngồi yên lặng bên máy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn….
+ An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mới trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí.
+ Qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn có những cảm giác mơ hồ không hiểu.
+ Những cảm giac ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh của thế giới quanh mình mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đen con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị lặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.
Những câu văn đoạn văn này chứa đựng cả sự kiện, cảnh vật và cảm xúc. Trong các truyện ngắn thông thường, các câu/ đoạn thường tập trung kể lại những sự kiện và cảnh vật nhưng trong truyện ngắn này các câu đoạn không chỉ nói về sự kiện, cảnh vật mà chủ yếu tập trung vào cảm xúc của nhân vật trước sự kiến và cảnh vật đó.
+ Ngay cả các sự kiện cung thiên về suy nghĩ tình cảm chứ không còn là hành động, biến cố. Vì thế diễn biến truyện chậm lại và hầu như không có xung đột, cao trào.
+ Bên cạnh đó sự kết hợp nhiều yếu tố trong một câu/ đoạn khiến cho diễn biến sự kiện và hành động mờ đi, nhường chỗ cho diễn biến tâm lí cũng như cảm xúc của nhân vật.
c. Những chi tiết lặp lại trong tác phẩm
- Có rất nhiều chi tiết lặp lại trong tác phẩm có thể kể đến bao gồm có:
+ Tiếng trống “tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”, “trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối”….
+ Sự tĩnh lặng: “Mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng”; “Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố”, “và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”….
+ Bóng tối: “Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve”, “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”, “những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối”….
+ Ánh đèn: “đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đen Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách”, “ngọn đèn con của chị Tí và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát”….
+ Ánh sao và ánh đom đóm: “hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay leo vào cành cây”, “qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy”….
+ Đoàn tàu: “Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội qua huyện”, “Tàu đen chị đánh thức em dậy nhé”, “Tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới” .
Từ đó có thể thấy chuỗi hình ảnh được tác giả xây dựng theo thủ pháp đối lập: âm thanh – yên lặng, ánh sáng – bóng tối, quá khứ - hiện tại… đại diện cho sự đối lập giữa một bên là cuộc sống vật vờ, tối tăm, tù túng của người dân nghèo phố huyện và một bên là những khát khao ước mơ vươn đến một cuộc sống tốt đẹp. Là thủ pháp quan trọng của văn học lãng mạn.
+ Hình ảnh đoàn tàu mang thứ ánh sáng rực rỡ và âm thanh huyên náo nhất trong câu chuyện, nhưng cũng là thứ ánh sáng và âm thanh không thuộc về phố huyện nghèo mà nhanh chóng, vội vã đến và đi trong phút chốc. Nó như biểu tượng một Hà Nội lộng lẫy, cho quá khứ lung linh của An và Liên, cho một ước mơ khát khao của hai chị em về tương lai.
3. Phong cách nghệ thuật và giá trị nhận thức, giáo dục thẩm mỹ của tác phẩm
a. Phong cách nghệ thuật
- Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết theo phong cách lãng mạn và hiện thực bởi:
+ Đề tài và cảm hứng: Thạch Lam vừa miêu tả khách quan hình ảnh cuộc đời của những người dân phố huyện lầm than, vừa thể hiện hình ảnh cuộc đời của những người dân phố huyện với cái nhìn và cách cảm nhận mang tính chủ quan, thể hiện thế giới nội tâm và những cảm xúc trong trẻo trắc ẩn của Liên.
+ Cách tổ chức hình ảnh, chi tiết cũng như nhân vật: Có những hình ảnh rực rỡ, bay bổng đại diện cho ước mơ, khát vọng như đoàn tàu đêm, có cả những hình ảnh chân thực, điển hình cho những cảnh đời có thực như hàng nước chị Tí, bà cụ Thi hơi điên,….
b. Giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm
+ Giá trị nhân văn: Tác phẩm khơi gợi sự thấu cảm và đồng cảm với những kiếp người nghèo khổ, lầm than cơ cực và khơi gợi sự sẻ chia với ước mơ vươn ra ánh sáng tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn của họ.
+ Giá trị thẩm mĩ: Tác phẩm đánh thức cảm xúc thẩm mĩ bằng những trang văn dịu êm, nhẹ nhàng, giàu sức khơi gợi, những ngôn từ đẹp đẽ, tinh tế, giàu hình tượng, những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và những hình tượng nhân vật được xây dựng công phu với thế giới nội tâm sâu sắc.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
+ Cuộc sống quẩn quanh bế tắc của những kiếp người nhỏ bé, nghèo khổ như chị em Liên, mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, bà cụ Thi…nơi phố huyện buồn tẻ.
+ Xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ quẩn quanh. Đồng thời ca ngợi khát vọng về cuộc sống mới mẻ, đủ đầy qua hành động đợi tàu đêm của những gương mặt quen thuộc nơi phố huyện.
2. Nghệ thuật
+ Là truyện ngắn trữ tình đặc trưng phong cách của Thạch Lam với những câu chuyện không có cốt truyện.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo với điểm nhìn hạn tri của nhân vật Liên.
+ Ngôn ngữ giàu cảm xúc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CTST bài 2: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 2: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 2: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận