Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dựa trên sự khác nhau về hình dạng và định hướng của orbital trong nguyên tử, orbital được chia thành mấy loại?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5.

Câu 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

  • A. Chiều tăng dần của số electron hóa trị của nguyên tử
  • B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử
  • C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối
  • D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu 3: Nguyên tắc nào sau đây không đúng khi sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

  • A. Điện tích hạt nhân tăng dần
  • B. Cùng số electron hóa trị xếp cùng cột
  • C. Cùng số lớp electron xếp cùng hàng
  • D. Cùng số neutron xếp cùng hàng.

Câu 4: Trong nguyên tử, khối lượng của hạt nào không đáng kể so với các hạt còn lại?

  • A. Neutron
  • B. Proton và electron
  • C. Proton
  • D. Electron.

Câu 5:  Các đồng vị của nguyên tố hóa học được phân biệt bởi?

  • A. Số neutron
  • B. Số proton và số electron
  • C. Số proton
  • D. Số electron.

Câu 6: Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6.

Câu 7: Orbital p có dạng hình gì?

  • A. Hình tròn
  • B. Hình cầu
  • C. Hình bầu dục
  • D. Hình số 8 nổi.

Câu 8: Nhóm A gồm các nguyên tố nào?

  • A. Nguyên tố s
  • B. Nguyên tố p
  • C. Nguyên tố s và p
  • D. Nguyên tố d.

Câu 9: Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến tính chất hóa học của nguyên tố nhóm A?

  • A. Cấu hình electron nguyên tử
  • B. Số khối
  • C. Khối lượng nguyên tử
  • D. Số neutron.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Orbital nguyên tử được kí hiệu là AO
  • B. Theo mô hình hiện đại nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh và theo một quỹ đạo xác định
  • C. Khi chuyển động trong nguyên tử, các electron có những mức năng lượng khác nhau đặc trưng cho trạng thái chuyển động của nó
  • D. Orbital s có dạng hình cầu.

Câu 11: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi:

  • A. Neutron và electron
  • B. Proton và electron
  • C. Proton và neutron
  • D. Electron.

Câu 12: Khi xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

  • A. Bán kính nguyên tử
  • B. Số neutron
  • C. Tính kim loại, tính phi kim
  • D. Độ âm điện.

Câu 13:   Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng có số ……. khác nhau?

  • A. Electron
  • B. Proton
  • C. Neutron
  • D. Nguyên tử.

Câu 14: Nguyên tố nào có công thức oxide (với hóa trị cao nhất) là R2O5?

  • A. Carbon (C);
  • B. Sodium (Na);
  • C. Sulfur (S);
  • D. Nitrogen (N).

Câu 15: Hợp chất ion thường được tạo thành giữa

  • A. Kim loại điển hình và phi kim điển hình
  • B. Hai kim loại
  • C. Hai phi kim
  • D. Kim loại yếu và phi kim yếu.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng về liên kết cộng hóa trị?

  • A. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử cộng chung mỗi nguyên tử một đôi electron.
  • B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai ion.
  • C. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai phần tử mang điện trái dấu.
  • D. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Câu 17: Cho các hợp chất sau: Cl2, NaCl, HCl, CO2, NaF. Số hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị là?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5.

Câu 18: Các tính chất vật lý của các chất có liên kết cộng hóa trị được quyết định bởi các yếu tố nào?

  • A. Lực tương tác giữa các phân tử
  • B. Hình dạng của phân tử
  • C. Mức độ phân cực của liên kết cộng hóa trị trong phân tử
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Nếu orbital có 2 electron thì được biểu diễn như thế nào trong ô orbital?

  • A. Biểu diễn bằng 2 mũi tên đi lên
  • B. Biểu diễn bằng 2 mũi tên đi xuống
  • C. Biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược chiều nhau, mũi tên đi xuống viết trước
  • D. Biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược chiều nhau, mũi tên đi lên viết trước.

Câu 20: Trong nguyên tử, hạt nào mang điện?

  • A. Neutron và electron
  • B. Proton và electron
  • C. Proton và neutron
  • D. Electron.

Câu 21: Nguyên tố nào có công thức hydroxide (với hóa trị cao nhất) là R(OH)3?

  • A. Aluminium(Al)
  • B. Sodium (Na)
  • C. Sulfur (S)
  • D. Nitrogen (N).

Câu 22: Nguyên tử X có 17 proton. Hóa trị cao nhất của X trong hợp chất với oxygen là?

  • A. V
  • B. VI
  • C. VII
  • D. VIII.

Câu 23: Phát biều nào sau đây sai?

  • A. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số neutron
  • B. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số electron ở vỏ nguyên tử
  • C. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau
  • D. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố hóa học và số khối là đặc trưng cơ bản của một nguyên tử.

Câu 24: Nguyên tố X thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO2. Số electron hóa trị của X là?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Tính chất của các nguyên tố và hợp chất của nó biến thiên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân một cách tuần hoàn
  • B. Có thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố dựa vào vị trí của nó trong bảng tuần hoàn
  • C. Tính chất của các nguyên tố và hợp chất của nó biến thiên theo chiều giảm dần của khối lượng một cách tuần hoàn
  • D. Có thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố dựa vào cấu hình electron của nó trong bảng tuần hoàn.

Câu 26: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi như thế nào?

  • A. Biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử
  • B. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử
  • C. Biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
  • D. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Câu 27: Hạt nào sau đây nằm ở lớp vỏ nguyên tử

  • A. Hạt neutron
  • B. Hạt α
  • C. Hạt proton
  • D. Hạt electron.

Câu 28: Cấu hình electron của chlorine (Cl) là: 1s22s22p63s23p5. Cho các phát biểu sau:

1) Nguyên tử Cl có số hiệu nguyên tử là 17

2) Nguyên tử Cl ở chu kì 3, nhóm VA

3) Cl là nguyên tố phi kim

4) Oxide cao nhất là Cl2O5

5) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là HClO4

Số phát biểu đúng là?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6.

Câu 29: Nguyên tố oxygen (O) ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. Cho các phát biểu sau:

(1) Cấu hình electron của oxygen (O) là: 1s22s22p5

(2) O là nguyên tố phi kim

(3) Oxide cao nhất là SO2

(4) Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng

(5) O thuộc nguyên tố s

Số phát biểu đúng là?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5.

Câu 30: Nguyên tử aluminium nhường đi 3 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

  • A. Sodium (Na)
  • B. Magnesium (Mg)
  • C. Silicon (Si)
  • D. Neon (Ne).

Câu 31: Khi nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

  • A. Helium (He)
  • B. Neon (Ne)
  • C. Argon (Ar)
  • D. Krypton (Kr).

Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton và neutron
  • B. Số proton trong nguyên tử bằng số neutron
  • C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron của lớp vỏ nguyên tử
  • D. Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.

Câu 33: Tất cả nguyên tử có số điện tích hạt nhân là 8 thuộc nguyên tố nào?

  • A. Carbon
  • B. Magnesium
  • C. Aluminium
  • D. Oxygen.

Câu 34: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử X là 3d54s1. Vị trí của X là?

  • A. Chu kì 4, nhóm VIB;
  • B. Chu kì 4, nhóm IA;
  • C. Chu kì 4, nhóm VIA;
  • D. Chu kì 4, nhóm VIB.

Câu 35: Liên kết hóa học là?

  • A. Sự kết hợp giữa phân tử khác với nhau
  • B. Sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn
  • C. Sự kết hợp giữa electron của các phân tử
  • D. Sự kết hợp giữa các electron ngoài cùng của các phân tử.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn
  • B. Trong các phản ứng hóa học, tất cả các electron của phân tử tham gia vào quá trình tạo thành liên kết
  • C. Khi tạo liên kết thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm
  • D. Các electron hóa trị của nguyên tử được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố.

Câu 37: Một nguyên tử có 40 proton. Số electron của nguyên tử đó là?

  • A. 40
  • B. 41
  • C. 42
  • D. 43.

Câu 38: Orbital px có dạng hình số 8 nổi. Orbital này định hướng theo trục nào?

  • A. Trục x
  • B. Trục y
  • C. Trục z
  • D. Không theo trục nào.

Câu 39: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo mấy nguyên tắc?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4.

Câu 40: Hiện nay con người đã tìm được ra bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A. 118
  • B. 119
  • C. 120
  • D. 121.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác