Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết điều gì?

  • A. Nhiệt tỏa ra khi phá vỡ 1 mol H2 thành các nguyên tử H (ở thể khí) là 432 kJ
  • B. Năng lượng giải phóng ra khi H2 phản ứng với các chất khác là 432 kJ
  • C. Để phá vỡ 1 gamliên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ.
  • D. Để phá vỡ 1 mol liên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ

Câu 2: Nguyên tử copper ở ô số 29, nhóm IB. Cấu hình electron của nguyên tử copper là?

  • A. 1s22s22p63s23p63d94s2
  • B. 1s22s22p63s23p63d104s1
  • C. 1s22s22p63s23p63d104s14p1
  • D. 1s22s22p63s23p63d104s14p2.

Câu 3: Tại sao ở nhiệt độ phòng fluorine, chlorine là những chất khí, còn bromine là chất lỏng?

  • A. Do giữa các phân tử bromine có tương tác van der Waals
  • B. Do độ âm điện của bromine thấp hơn fluorine, chlorine
  • C. Do năng lượng liên kết của bromine lớn hơn fluorine, chlorine
  • D. Do bán kính nguyên tử bromine lớn hơn fluorine, chlorine.

Câu 4: Nguyên tố X thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO2. Số electron hóa trị của X là?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh
  • B. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh
  • C. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần
  • D. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.

Câu 6: Nhiệt độ nóng chảy của các phân tử trong dãy halogen được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là?

  • A. Cl2, Br2, F2, I2
  • B. I2, Br2, Cl2, F2
  • C. F2, Cl2, Br2, I2
  • D. F2, Br2, Cl2, I2-.

Câu 7: Cho công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của X là H3XO4, trong đó X chiếm 31,63% về khối lượng. Xác định nguyên tố X.

  • A. Sulfur (S)
  • B. Phosphorus (P)
  • C. Carbon (C)
  • D. Nitrogen (N).

Câu 8: Trong các nguyên tử của các nguyên tố sau: Ca, Cl, Fe, O, Mg. Có bao nhiêu nguyên tử có xu hướng nhận thêm electron để đạt tới cấu hình bền vững?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5.

Câu 9: Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến tính chất hóa học của nguyên tố nhóm A?

  • A. Cấu hình electron nguyên tử
  • B. Số khối
  • C. Khối lượng nguyên tử
  • D. Số neutron.

Câu 10: Yếu tố nào đặc trưng cho độ bền của liên kết?

  • A. Năng lượng liên kết hóa học
  • B. Năng lượng ion hóa
  • C. Độ âm điện
  • D. Bán kính nguyên tử.

Câu 11: Theo quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì?

  • A. Phi kim mạnh nhất là fluorine
  • B. Phi kim mạnh nhất là iodine
  • C. Kim loại mạnh nhất là magnesium
  • D. Kim loại mạnh nhất là aluminium.

Câu 12: Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Cấu hình electron nguyên tử
  • B. Khối lượng nguyên tử
  • C. Năng lượng ion hóa
  • D. Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai về các liên kết được tạo thành bởi sự xen phủ các orbital nguyên tử?

  • A. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π
  • B. Liên kết đơn là liên kết σ
  • C. Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π
  • D. Liên kết ba gồm một liên kết π và hai liên kết σ.
Câu 14: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo mấy nguyên tắc?
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4.

Câu 15: Liên kết hydrogen thường được biểu diễn như thế nào?

  • A. Biểu diễn bằng dấu ba chấm giữa các nguyên tử
  • B. Biểu diễn bằng liên kết đôi giữa các nguyên tử
  • C. Biểu diễn bằng liên kết ba giữa các nguyên tử
  • D. Biểu diễn bằng mũi tên giữa các nguyên tử.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, chu kì và nhóm
  • B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
  • C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử
  • D. Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.

Câu 17: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +12. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng

  • A. Nhường 2 electron
  • B. Nhận 2 electron
  • C. Nhận 6 electron
  • D. Nhận 8 electron.

Câu 18: Cho X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì và đứng kế tiếp nhau (biết MY > MX). Tổng số proton của X và Y là 33. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của Y là?

  • A. Y2O3
  • B. YO2
  • C. YO3
  • D. Y2O7.

Câu 19: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là:

  • A. 16
  • B. 14
  • C. 15
  • D. 13;

Câu 20: Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn nhiều so với H2S và CH4 vì?

  • A. Nhiệt độ nóng chảy cao làm cho nhiệt độ sôi cao.
  • B. Liên kết O-H phân cực hơn liên kết S-H và C-H nên phân tử H2O khó bị phá vỡ hơn.
  • C. H2O là dung môi hòa tan được nhiều chất.
  • D. Giữa các phân tử nước có liên kết hydrogen còn H2S và CH4 thì không.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Orbital nguyên tử được kí hiệu là AO
  • B. Theo mô hình hiện đại nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh và theo một quỹ đạo xác định
  • C. Khi chuyển động trong nguyên tử, các electron có những mức năng lượng khác nhau đặc trưng cho trạng thái chuyển động của nó
  • D. Orbital s có dạng hình cầu.

Câu 22: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Số hiệu nguyên tử của X là?

  • A. 24
  • B. 8
  • C. 32
  • D. 16.

Câu 23: Sự xen phủ nào sau đây tạo thành liên kết π?

  • A. Xen phủ trục giữa 2 orbital p
  • B. Xen phủ bên giữa 2 orbital s
  • C. Xen phủ trục giữa 1 orbital s và 1 orbital p
  • D. Xen phủ bên giữa 2 orbital p

Câu 24: Cấu hình electron của chlorine (Z = 17) là?

  • A. 1s22s22p63s23p5
  • B. 1s22s22p63s23p2
  • C. 1s22s22p63s23p3
  • D. 1s22s22p63s23p4.

Câu 25: Liên kết ion trong hợp chất KF được tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa

  • A. Cation K2+ và anion F2-
  • B. Anion K+ và anion F-
  • C. Anion K2+ và cation F-
  • D. Cation Kvà anion F-.

Câu 26: Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?

  • A. 2s
  • B. 2d
  • C. 3d
  • D. 4f.

Câu 27: Tại sao khi chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H2O mà C2H5OH có khối lượng phân tử lớn hơn H2O?

  • A. Các phân tử nước liên kết chặt chẽ với nhau bằng liên kết hydrogen
  • B. Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn C2H5OH
  • C. Khi chưng cất, C2H5OH ở điểm sôi thấp hơn nên bay hơi trước
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 28: Hiện nay con người đã tìm được ra bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A. 118
  • B. 119
  • C. 120
  • D. 121.

Câu 29: Các ion trong tinh thể được sắp xếp như thế nào?

  • A. Theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới
  • B. Sắp xếp hỗn độn không có trật tự nhất định
  • C. Sắp xếp theo hình cầu
  • D. Sắp xếp theo hình vuông

Câu 30: Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng có số ……. khác nhau?

  • A. Electron
  • B. Proton
  • C. Neutron
  • D. Nguyên tử.

Câu 31: Tinh thể muối ăn không có tính chất nào sau đây?

  • A. Là chất rắn, cứng nhưng giòn
  • B. Dễ tan trong nước
  • C. Tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện.
  • D. Nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi.

Câu 32: Trong tự nhiên, silver có 2 đồng vị, trong đó đồng vị chiếm 56%. Tính số khối của đồng vị còn lại biết nguyên tử khối trung bình của silver là 107,88.

  • A. 106
  • B. 107
  • C. 108
  • D. 109.

Câu 33: Nguyên nhân hình thành liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể là?

  • A. Sự giảm năng lượng của các nguyên tử khi kết hợp lại với nhau
  • B. Sự tương tác giữa các nguyên tử phân tử này và nguyên tử phân tử khác
  • C. Sự kết hợp của các electron có trong phân tử
  • D. Sự giảm số electron khi các phân tử tương tác với nhau.

Câu 34: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện?

  • A. Na, K, S, P, F
  • B. F, S, P, Na, K
  • C. K, Na, P, S, F
  • D. F, P, S, K, Na.

Câu 35: Các chất có chứa liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở trạng thái nào?

  • A. Rắn
  • B. Lỏng
  • C. Khí
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Các đồng vị có cùng số proton
  • B. Các đồng vị có cùng số neutron
  • C. Các đồng vị có số neutron khác nhau
  • D. Các đồng vị có số khối khác nhau.

Câu 37: Các electron nào được tham gia vào quá trình tạo thành liên kết trong các phản ứng hóa học?

  • A. Electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng
  • B. Electron lớp thứ nhất
  • C. Electron ở lớp thứ hai
  • D. Tất cả các electron.

Câu 38: Nguyên tử X có chứa 29 electron và 35 neutron. Nguyên tử X là?

  • A. Copper (Cu)
  • B. Aluminium (Al)
  • C. Iron (Fe)
  • D. Calcium (Ca).

Câu 39: Hạt nhân nguyên tử X có chứa 13 proton và 14 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là?

  • A. 13
  • B. 14
  • C. 27
  • D. 25.

Câu 40: Liên kết ion

  • A. Có tính bão hòa, có tính định hướng
  • B. Không có tính bão hòa, có tính định hướng
  • C. Không có tính bão hòa, không có tính định hướng
  • D. Có tính bão hòa, không có tính định hướng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác