Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối bài 1 Thành phần của nguyên tử

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 bài 1 Thành phần của nguyên tử - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

  • A. electron và neutron.                                                 
  • B. proton và neutron.
  • C. neutron và electron.                                                  
  • D. electron, proton và neutron.

Câu 2: Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng

  • A. tổng số proton và neutron.                                      
  • B. số proton.
  • C. tổng số proton và electron.                                     
  • D. số neutron 

Câu 3: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

  • A. electron.                                                                  
  • B. electron và neutron.       
  • C. proton và neutron.                                                 
  • D. proton và electron.

Câu 4: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là

  • A. electron.                                                                  
  • B. proton.                          
  • C. neutron.                                                                    
  • D. neutron và electron. 

Câu 5: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là

  • A. proton.                                                                    
  • B. electron.                         
  • C. neutron.                                                                  
  • D. neutron và electron. 

Câu 6. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên

  • A. số hạt proton = số hạt neutron                                 
  • B. số hạt electron = số hạt neutron
  • C. số hạt electron = số hạt proton                            
  • D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron

Câu 7: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

  • A. Số proton và điện tích hạt nhân                             
  • B. Số proton và số electron
  • C. Số khối A và số neutron                                      
  • D. Số khối A và điện tích hạt nhân

Câu 8: Điện tích hạt nhân của nguyên tử Chlorine có 17 electron là

  • A. -17.                             
  • B. +17.                              
  • C. 17+.                             
  • D.  17-

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
  • B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
  • C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron.
  • D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Câu 10: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
  • B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
  • C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số neutron. (N).
  • D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?

  • A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = + 1.
  • B. Neutron,m ≈ 1 amu, q= 0.
  • C. Electron, m ≈ 1 amu, q= - 1.
  • D. Proton, m ≈ 1amu, q= - 1.

Câu 12: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

  • A. 18.                                
  • B. 23.                                
  • C. 17.                                
  • D. 15.

Câu 13: Một nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt proton, neutron và electron là 10. Số khối bằng 7. Điện tích hạt nhân của Y là

  • A. 10+.                                
  • B. 7+.                                  
  • C. 3+.                                  
  • D. 4+.

Câu 14: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.

(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

(3) X có điện tích hạt nhân là 26+.

(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 1.                                  
  • B. 2.                                  
  • C. 3.                                  
  • D. 4.

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đều luôn có 2 loại hạt cơ bản là proton và neutron.

(2) Khối lượng nguyên tử tập trung ở lớp vỏ electron.

(3) Số khối (A) luôn là một số nguyên.

(4) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.

(5) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.

Số phát biểu sai là:

  • A. 3.                                  
  • B. 4.                                  
  • C. 1.                                  
  • D. 2.

Câu 16: Tổng số hạt proton trong hợp chất XY2 bằng 32. Nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y 8 electron. X và Y lần lượt là

  • A. O và S.                         
  • B. F và Mg.                      
  • C. Mg và F.                      
  • D. S và O. 

Câu 17: Nguyên tử helium có 2 proton, 2 neutron và 2 electron. Khối lượng của các electron chiếm bao nhiêu % khối lượng nguyên tử helium?

  • A. 2,72%.                 
  • B.0,272%.                 
  • C. 0,0272%.             
  • D. 0.0227%.

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và nơtron.

(2) Lớp vỏ của tất cả các nguyên tử đều chứa electron.

(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.

(4) Trong nguyên tử, hạt mang điện là nơtron và electron.

(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 19: Phân tử AB2 có tổng số hạt proton, neutron, electron là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 4. Công thức phân tử AB2

  • A. SO2
  • B. NO2
  • C. CO2
  • D. CS2

Câu 20: Tổng số hạt trong phân tử MX là 108 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 8 đơn vị. Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X2- là 8 hạt. Phần trăm khối lượng của M trong MX là

  • A. 44,44%.                       
  • B. 55,56%.                        
  • C. 71,43%.                      
  • D. 28,57%.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác