Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối bài 13 Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 13 Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết là

  • A. liên kết ion
  • B. liên kết cộng hóa trị có cực
  • C. liên kết cộng hóa trị không cực
  • D. liên kết hydrogen

Câu 2: Một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với bao nhiêu phân tử nước khác?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3:Liên kết hydrogen có tính chất nào sau đây?

  • A. Không bền bằng liên kết ion;
  • B. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị;
  • C. Không bền bằng liên kết cho – nhận;
  • D. Tất cả các tính chất A, B, C đều đúng.

Câu 4: Nguyên nhân làm cho các liên kết phân cực là

  • A. sự chênh lệch độ âm điện lớn;
  • B. sự chênh lệch năng lượng liên kết;
  • C. do liên kết hidro trong phân tử;
  • D. do bán kính của nguyên tử.

Câu 5: Giữa các phân tử C2H5OH

  • A. không tồn tại liên kết hydrogen
  • B. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O
  • C. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O
  • D. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C

Câu 6:Số phát biểu đúng về sự tạo thành liên kết hydrogen?

(1) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,…;

(2) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết;

(3) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử thuộc nhóm kim loại kiềm và kiềm thổ;

(4) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có cấu hình electron bền vững.

 

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 7: Liên kết hydrogen có ảnh hưởng như thế nào tới tính chất vật lý của nước?

  • A. Không có ảnh hưởng gì;
  • B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy;
  • C. Làm tăng nhiệt độ sôi;
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 8: Tương tác van der Waals là

  • A. tương tác tĩnh điện giữa các phân tử.
  • B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực các nguyên tử hay phân tử.
  • C. tương tác giữa các electron trong phân tử.
  • D. tương tác giữa các electron hóa trị trong phân tử.

Câu 9: Tương tác van der Waal có ảnh hưởng gì đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất?

  • A. Không có ảnh hưởng gì;
  • B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy;
  • C. Làm tăng nhiệt độ sôi;
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 10: Khi khối lượng phân tử tăng thì tương tác van der Waals như thế nào?

  • A. Giảm.
  • B. Tăng.
  • C. Tăng rồi giảm.
  • D. Giảm rồi tăng.

Câu 11: Tại sao ở nhiệt độ phòng fluorine, chlorine là những chất khí, còn bromine là chất lỏng?

  • A. Do giữa các phân tử bromine có tương tác van der Waals.
  • B. Do độ âm điện của bromine thấp hơn fluorine, chlorine.
  • C. Do năng lượng liên kết của bromine lớn hơn fluorine, chlorine.
  • D. Do bán kính nguyên tử bromine lớn hơn fluorine, chlorine.

Câu 12: Nhiệt độ nóng chảy của các phân tử trong dãy halogen được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là?

  • A. Cl2, Br2, F2, I2;
  • B. I2, Br2, Cl2, F2;
  • C. F2, Cl2, Br2, I2;
  • D. F2, Br2, Cl2, I2-.

Câu 13: Liên kết hydrogen thường được biểu diễn như thế nào?

  • A. Biểu diễn bằng dấu ba chấm giữa các nguyên tử;
  • B. Biểu diễn bằng liên kết đôi giữa các nguyên tử;
  • C. Biểu diễn bằng liên kết ba giữa các nguyên tử;
  • D. Biểu diễn bằng mũi tên giữa các nguyên tử.

Câu 14: Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các

  • A. lưỡng cực tạm thời
  • B. lưỡng cực cảm ứng
  • C. lưỡng cực vĩnh viễn
  • D. một ion âm

Câu 15: Tại sao khi chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H2O mà C2H5OH có khối lượng phân tử lớn hơn H2O?

  • A. Các phân tử nước liên kết chặt chẽ với nhau bằng liên kết hydrogen;
  • B. Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn C2H5OH;
  • C. Khi chưng cất, C2H5OH ở điểm sôi thấp hơn nên bay hơi trước;
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S là vì

  • A. H2O có kích thước phân tử nhỏ hơn H2S
  • B. H2O có khối lượng phân tử nhỏ hơn H2S
  • C. Giữa các phân tử H2O có liên kết hydrogen
  • D. Giữa các phân tử H2S có liên kết hydrogen

Câu 18: Liên kết hydrogen có thể xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?

  • A. C2H6
  • B. H2S
  • C. H3C-O-CH3
  • D. NH3

Câu 19: Các tính chất vật lý của các chất có liên kết cộng hóa trị được quyết định bởi các yếu tố nào?

  • A. Lực tương tác giữa các phân tử;
  • B. Hình dạng của phân tử;
  • C. Mức độ phân cực của liên kết cộng hóa trị trong phân tử;
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác