Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất ban đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (day),…
  • B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu tăng dần theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm giảm dần theo thời gian
  • C. Lượng chất có thể được biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol khối lượng, hoặc thể tích
  • D. Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau có phản ứng xảy ra nhanh có phản ứng xảy ra chậm.

Câu 2: Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5.

Câu 3: Cho các yếu tố sau:

(a) Nồng độ

(b) Nhiệt độ

(c) Chất xúc tác

(d) Áp suất

(e) Khối lượng chất rắn

(f) Diện tích bề mặt chất rắn

Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6.

Câu 4: Dãy hợp chất nào sau đây chỉ chứa sulfur (S) có số oxi hóa là +6?

  • A. Na2S, H2SO4, SO2, SO3
  • B. H2SO4, SO3, Na2SO4, CaSO4
  • C. H2S; FeS, BaSO4, SO2
  • D. H2S, S, SO2, SO3.

Câu 5: Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào xảy ra nhanh?

  • A. Trung hòa acid - base
  • B. Sắt bị gỉ
  • C. Tinh bột lên men rượu
  • D. Thức ăn bị ôi thiu.

Câu 6: Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian?

  • A. Tốc độ phản ứng trong 1 ngày
  • B. Tốc độ phản ứng trong 1 giờ
  • C. Tốc độ phản ứng trong 1 phút
  • D. Tốc độ phản ứng trung bình.

Câu 7: Khi nào tốc độ của phản ứng tăng?

  • A. Nồng độ giảm
  • B. Áp suất tăng
  • C. Nhiệt độ giảm
  • D. Diện tích bề mặt tiếp xúc giảm.

Câu 8: Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O, phân tử Cl2 là?

  • A. Chất oxi hóa
  • B. Chất khử
  • C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
  • D. Chất bị oxi hóa.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai về số oxi hóa?

  • A. Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
  • B. Số oxi hóa được biết ở dạng số đại số, số viết trước, dấu viết sau
  • C. Số oxi hóa thường được dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử
  • D. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1.

Câu 10: Cho phản ứng Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

Có thể tính tốc độ phản ứng theo

  • A. Lượng Br2 mất đi trong một đơn vị thời gian;
  • B. Lượng HBr sinh ra trong một đơn vị thời gian;
  • C. Lượng HCOOH mất đi trong một đơn vị thời gian;
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

  • A. Tăng nồng độ HCl
  • B. Đập nhỏ đá vôi
  • C. Thêm chất xúc tác
  • D. Tăng nhiệt độ của phản ứng.

Câu 12: Chất khử là?

  • A. Chất nhường electron
  • B. Chất nhận electron
  • C. Chất nhường proton
  • D. Chấp nhận proton.

Câu 13: Nhóm halogen gồm các nguyên tố thuộc nhóm nào?

  • A. VA
  • B. VIA
  • C. VIIA
  • D. VIIIA

Câu 14: Quy tắc xác định số oxi hóa nào sau đây sai?

  • A. Trong đơn chất số oxi hóa của nguyên tử bằng 0
  • B. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là -1, của oxygen là +2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và bằng số electron hóa trị
  • C. Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0
  • D. Trong ion đơn nguyên tử số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion, trong ion đa nguyên tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion..

Câu 15: Trong tự nhiên, halogen tồn tại ở dạng nào?

  • A. Đơn chất
  • B. Hợp chất
  • C. Không tồn tại
  • D. Cả đơn chất và hợp chất.

Câu 16: Số oxi hóa của chlorine trong các chất sau: KClO3; HCl; NaClO; HClO2 lần lượt là?

  • A. +5, +1, -1, +3
  • B. +5, -1, +1, +3
  • C. -5, +1, -1, +3
  • D. +5, +1, -1, -3.

Câu 17: Phản ứng tỏa nhiệt là gì?

  • A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt
  • B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt
  • C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt
  • D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.

Câu 18: Phản ứng thu nhiệt là gì?

  • A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt
  • B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt
  • C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt
  • D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.

Câu 19: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong ion SO42- là:

  • A. -2
  • B. 0
  • C. +4
  • D. +6.

Câu 20: Chất chỉ có tính oxi hoá là:

  • A. Cl2
  • B. F2
  • C. Br2
  • D. Cả 3 chất A, B, C.

Câu 21: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

  • A. Phản ứng tôi vôi
  • B. Phản ứng đốt than và củi
  • C. Phản ứng phân hủy đá vôi
  • D. Phản ứng đốt nhiên liệu.

Câu 22: Nhiệt độ nóng chảy từ F2, Cl2, Br2, I2 như thế nào?

  • A. Tăng dần
  • B. Không theo quy luật
  • C. Giảm dần 
  • D. Không tăng, không giảm.

Câu 23: Trong các tính chất sau, những tính chất nào chung cho các đơn chất halogen?

  • A. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
  • B. Phân tử gồm hai nguyên tử
  • C. Ở nhiệt độ thường, đều ở trạng thái khí
  • D. Tác dụng mạnh với nước.

Câu 24: Bromine bị lẫn tạp chất là chlorine. Để thu đ­ược bromine cần làm cách nào sau đây?

  • A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaOH loãng.
  • B. Dẫn hỗn hợp đi qua n­ước.
  • C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr.
  • D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI.

Câu 25: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa - khử là?

  • A. Có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử
  • B. Có sự thay đổi trạng thái của chất phản ứng
  • C. Có xuất hiện hiện sản phẩm là chất khí
  • D. Có xuất hiện sản phẩm là chất kết tủa.

Câu 26: Trong 4 hỗn hợp sau đây, hỗn hợp nào là nước Javel?

  • A. HCl + HClO + H2O
  • B. NaCl + NaClO + H2O
  • C. HCl + NaClO + H2O
  • D. NaCl + HClO + H2O.

Câu 27: Liên kết trong phân tử hydrogen halide (HX) là?

  • A. Liên kết ion
  • B. Liên kết cho - nhận
  • C. Liên kết cộng hóa trị phân cực
  • D. Liên kết cộng hóa trị không cực;

Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Ở điều kiện thường, hydrogen halide tồn tại ở thể khí, tan tốt trong nước, tạo thành dung dịch hydrohalic acid tương ứng
  • B. Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi giảm
  • C. HF lỏng có nhiệt độ sôi cao bất thường là do phân tử HF phân cực mạnh, có khả năng tạo liên kết hydrogen
  • D. Trong dãy hydrohalic acid, hydroiodic acid là acid mạnh nhất.

Câu 29: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử

  • A. NaOH + HCl → NaCl + H2O;
  • B. FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O;
  • C. NH3 + HCl → NH4Cl;
  • D. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Nhiệt tạo thành của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất ở một điều kiện xác định
  • B. Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn
  • C. Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng một
  • D. Biến thiên enthapy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các sản phẩm và tổng nhiệt tạo thành các chất đầu.

Câu 31: Dung dịch acid nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh?

  • A. H2SO4 loãng
  • B. HCl loãng
  • C. HF loãng
  • D. H2SO4 đặc nóng.

Câu 32: Trong công nghiệp, hỗn hợp nào được dùng để để điện phân nóng chảy sản xuất fluorine?

  • A. KF.3HCl
  • B. KF.KI
  • C. KF.3HF
  • D. KCl.3HF

Câu 33: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là gì?

  • A. Nhiệt lượng tỏa ra
  • B. Nhiệt lượng thu vào
  • C. Biến thiên enthalpy
  • D. Biến thiên năng lượng.

Câu 34: Phản ứng giữa các chất nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?

  • A. Mg + HCl
  • B. MnO2 + HCl
  • C. Fe3O4 + HCl
  • D. CaCO3 + HCl.

Câu 35: Bình chứa làm bằng chất liệu nào sâu đây có thể đựng được dung dịch acid HF?

  • A. Thủy tinh
  • B. Sắt
  • C. Chất dẻo
  • D. Nhôm

Câu 36: Điều kiện chuẩn của biến thiên enthalpy là?

  • A. Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K)
  • B. Áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K)
  • C. Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 0oC (273K)
  • D. Áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 0oC (273K).

Câu 37: Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A. Độ âm điện của bromine lớn hơn của iodine
  • B. Tính acid của HF mạnh hơn của HCl
  • C. Tính khử của HBr mạnh hơn của HCl
  • D. Bán kính nguyên tử của chlorine lớn hơn của fluorine.

Câu 38: Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là?

  • A. kJ
  • B. kJ/mol
  • C. mol/kJ
  • D. J.

Câu 39: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí clo cho cùng một muối clorua kim loại ?

  • A. Ag
  • B. Fe
  • C. Cu
  • D. Al

Câu 40: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. ⧍rH > 0 thì phản ứng thu nhiệt
  • B. ⧍rH < 0 thì phản ứng tỏa nhiệt
  • C. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít
  • D. Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng thường là phản ứng tỏa nhiệt, các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi đun nóng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác