Trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,045 mol/L, sau 90 giây phản ứng nồng độ Br2 là 0,036 mol/L. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 90 giây tính theo Br2 là?
- A. 10-2
- B. 10-3
C. 10-4
- D. 10-5.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng?
- A. Nhiệt độ
- B. Nồng độ
C. Chất xúc tác
- D. Diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 3: Tủ lạnh để bảo quản thức ăn là ứng dụng cho yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng nào?
A. Nhiệt độ
- B. Nồng độ
- C. Chất xúc tác
- D. Diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 4: Trong các tính chất sau, những tính chất nào chung cho các đơn chất halogen?
- A. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
B. Phân tử gồm hai nguyên tử
- C. Ở nhiệt độ thường, đều ở trạng thái khí
- D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 5: Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản ứng oxi hóa - khử?
- A. Phản ứng hóa hợp
- B. Phản ứng thế
- C. Phản ứng phân hủy
D. Phản ứng trao đổi.
Câu 6: Trong phản ứng sau: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO. Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Chlorine chỉ đóng vai trò chất oxi hoá
- B. Chlorine chỉ đóng vai trò chất khử
C. Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử
- D. Nước đóng vai trò chất khử.
Câu 7: Chlorine không phản ứng với chất nào sau đây?
- A. Ca(OH)2
- B. NaBr
C. NaCl
- D. NaOH.
Câu 8: Hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của Cu2S và HNO3 trong phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O là
A. 3 và 22
- B. 3 và 18
- C. 3 và 10
- D. 3 và 12.
Câu 9: Cho phản ứng: Fe + Cl2 →X. Công thức hoá học của X là:
A. chỉ có FeCl3
- B. chỉ có FeCl2
- C. chỉ có Fe2Cl3
- D. hỗn hợp FeCl2 và FeCl3
Câu 10: Nguyên tắc chung để điều chế chlorine trong phòng thí nghiệm:
- A. Điện phân nóng chảy các muối halide
- B. Dùng fluorine đẩy clo ra khỏi dung dịch muối
- C. Nhiệt phân các muối giàu chlorine
D. Cho các chất oxi hoá mạnh (MnO2 hoặc KMnO4) tác dụng với HCl đặc.
Câu 11: Tổng hệ số cân bằng (hệ số tối giản) của phản ứng: FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3 là?
- A. 23
- B. 24
C. 25
- D. 26.
Câu 12: Phản ứng của H2 và F2 có thể xảy ra nổ mạnh ngay trong điều kiện tối thiểu nào?
A. Ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối
- B. Ánh sáng hoặc to
- C. 200oC, xúc tác Pt
- D. 300oC, xúc tác Pt.
Câu 13: Sản phầm tạo thành khi đun nóng Cl2 trong dung dịch kiềm có chứa muối nào?
- A. KClO
B. KClO2
- C. KClO3
- D. KClO4.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Ở điều kiện thường, các halogen tan nhiều trong nước và các dung môi hữu cơ
B. Ở nhiệt độ cao, iodine thăng hoa, chuyển từ thể rắn sang thể hơi
- C. Phản ứng giữa H2 và I2 gây nổ mạnh
- D. Khí chlorine ẩm làm giấy màu chuyển sang màu đỏ.
Câu 15: Cho các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp):
a) SO2 + C → CO2 + S
b) 2SO2 + O2 → 2SO3
c) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
d) SO2 + H2S → S + H2O
e) SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr
Số phản ứng mà SO2 đóng vai trò chất oxi hóa là?
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 16: Bình chứa làm bằng chất liệu nào sâu đây có thể đựng được dung dịch acid HF?
- A. Thủy tinh
- B. Sắt
C. Chất dẻo
- D. Nhôm
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai ?
- A. Độ âm điện của bromine lớn hơn của iodine
B. Tính acid của HF mạnh hơn của HCl
- C. Tính khử của HBr mạnh hơn của HCl
- D. Bán kính nguyên tử của chlorine lớn hơn của fluorine.
Câu 18: Hiện tượng thực tiễn nào sau đây không phải phản ứng oxi hóa - khử?
- A. Đốt cháy than trong không khí;
- B. Sắt bị han gỉ;
- C. Sản xuất acid sunfuric;
D. Mưa.
Câu 19: Muối nào sau đây không tan trong nước?
- A. Sodium fluoride
- B. Potassium chloride
- C. Silver fluoride
D. Silver iodide.
Câu 20: Phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào?
Cu(OH)2(s)→CuO(s)+HO2(l)ΔrH298 = +9,0kJ
- A. Phản ứng tỏa nhiệt
B. Phản ứng thu nhiệt
- C. Vừa thu nhiệt, vừa tỏa nhiệt
- D. Không thuộc loại nào.
Câu 21: Phản ứng thu nhiệt là gì?
- A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt
B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt
- C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt
- D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
Câu 22: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết khi các chất ở trạng thái nào?
- A. Chất lỏng
- B. Chất rắn
C. Chất khí
- D. Cả 3 trạng thái trên.
Câu 23: Chỉ dùng duy nhất một loại thuốc thử là AgNO3 có thể nhận ra tối đa bao nhiêu chất trong các dung dịch sau: NaF, NaCl, NaBr, NaI?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. ⧍rH > 0 thì phản ứng thu nhiệt
- B. ⧍rH < 0 thì phản ứng tỏa nhiệt
C. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít
- D. Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng thường là phản ứng tỏa nhiệt, các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi đun nóng.
Câu 25: Muối ăn được sản xuất bằng phương pháp nào?
A. Phương pháp kết tinh
- B. Phương pháp chiết
- C. Phương pháp dùng nam châm
- D. Phương pháp lọc.
Câu 26: Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O.
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:
A. 5
- B. 4
- C. 3
- D. 6.
Câu 27: Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) I2 + NaCl
(b) NaBr + H2SO4 (đặc)
(c) NaF + AgNO3
(d) NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc)
(e) KMnO4 + HCl
Số phản ứng hóa học xảy ra là? (Biết các điều kiện có đủ).
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4.
Câu 28: Ứng dụng nào sau đây không phải của muối ăn?
- A. Sản xuất nước muối sinh lí
- B. Cân bằng điện giải, trao đổi chất
C. Làm chất phụ gia chống nhòe cho giấy
- D. Bảo quản và chế biến thực phẩm.
Câu 29: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa - khử là?
A. Có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử
- B. Có sự thay đổi trạng thái của chất phản ứng
- C. Có xuất hiện hiện sản phẩm là chất khí
- D. Có xuất hiện sản phẩm là chất kết tủa.
Câu 30: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaF 0,1M và NaCl 0,2M. Khối lượng kết tủa tạo thành là:
A. 5,74 gam
- B. 6,69 gam
- C. 8,28 gam
- D. 13,38 gam.
Câu 31: Cho 20 gam dung dịch HCl tác dụng với AgNO3 vừa đủ thì thu được 28,7 gam kết tủa trắng. Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl là :
- A. 35,5%
- B. 53,5%
- C. 55,3%
D. 36,5%.
Câu 32: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. Nhận 13 electron
- B. Nhường 13 electron
- C. Nhường 12 electron
- D. Nhận 12 electron.
Câu 33: Cho phản ứng: 2SO2 + O2 ⇄ 2SO3
Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi giảm nồng độ của khí SO2 đi 3 lần?
- A. Tăng 3 lần;
- B. Giảm 3 lần;
- C. Tăng 9 lần;
D. Giảm 9 lần.
Câu 34: Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào xảy ra nhanh?
A. Trung hòa acid - base
- B. Sắt bị gỉ
- C. Tinh bột lên men rượu
- D. Thức ăn bị ôi thiu.
Câu 35: Liên kết trong phân tử hydrogen halide (HX) là?
- A. Liên kết ion
- B. Liên kết cho - nhận
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực
- D. Liên kết cộng hóa trị không cực;
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Nhiệt tạo thành của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất ở một điều kiện xác định
- B. Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn
C. Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng một
- D. Biến thiên enthapy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các sản phẩm và tổng nhiệt tạo thành các chất đầu.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Ở điều kiện thường, hydrogen halide tồn tại ở thể khí, tan tốt trong nước, tạo thành dung dịch hydrohalic acid tương ứng
B. Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi giảm
- C. HF lỏng có nhiệt độ sôi cao bất thường là do phân tử HF phân cực mạnh, có khả năng tạo liên kết hydrogen
- D. Trong dãy hydrohalic acid, hydroiodic acid là acid mạnh nhất.
Câu 38: Cho phản ứng: 2NO+O2→2NO2
Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần khi nào?
A. Tăng nồng độ NO lên 2 lần
- B. Tăng nồng độ NO nên 4 lần
- C. Tăng nồng độ O2 lên 2 lần
- D. Tăng nồng độ O2 lên 8 lần.
Câu 39: Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì?
- A. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ
- B. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ
C. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh
- D. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh.
Câu 40: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là gì?
- A. Nhiệt lượng tỏa ra
- B. Nhiệt lượng thu vào
C. Biến thiên enthalpy
- D. Biến thiên năng lượng.
Bình luận