Trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối bài 21 Nhóm halogen
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 21 Nhóm halogen- sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của chlorine là
A. 3s2 3p5.
- B. 2s2 2p5.
- C. 4s2 4p5.
- D. ns2 np5.
Câu 2: Liên kết hóa học trong phân tử chlorine là
- A. liên kết ion.
- B. liên cộng hóa trị.
- C. liên kết cộng hóa trị phân cực.
D. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 3: Ở điều kiện thường, chlorine là chất khí màu
- A. lục nhạt.
B. vàng lục.
- C. nâu đỏ.
- D. đen tím.
Câu 4: Ở điều kiện thường, Fluorine là chất khí, màu vàng lục, có mùi xốc và nặng hơn không khí
- A. 1,25 lần.
- B. 2,45 lần.
- C. 1,31 lần.
- D. 2,25 lần.
Câu 5: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen?
A. Chlorine.
- B. Oxygen.
- C. Nitrogen.
- D. Carbon.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Trong tất cả các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa -1.
B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa -1.
- C. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ fluorine đến iodine.
- D. Trong hợp chất với hydrogen và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1.
Câu 7: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?
A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.
- B. Đều có tính oxi hóa mạnh.
- C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.
- D. Khử năng tác dụng với nước giảm dần tử F2 đến I2.
Câu 8: Sản phẩm tạo thành khi cho sắt tác dụng với khí clo là
- A. FeCl2.
- B. AlCl3.
C. FeCl3.
- D. CuCl2.
Câu 9: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất:
- A. tăng dần.
B. giảm dần.
- C. không thay đổi.
- D. vừa tăng, vừa giảm.
Câu 10: Theo chiều từ F → Cl → Br → I, bán kính nguyên tử:
A. tăng dần.
- B. giảm dần.
- C. không đổi.
- D. không có quy luật chung.
Câu 11: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các nguyên tố
- A. không đổi.
- B. tăng dần.
C. giảm dần.
- D. không có quy luật chung.
Câu 12: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
- A. Chlorine.
- B. Sodium.
- C. Iodine.
D. Fluorine.
Câu 13: Đơn chất halogen tồn tại thể lỏng điều kiện thường là
- A. F2.
- B. Cl2.
C. Br2.
- D. I2.
Câu 14: Phi kim X2 tồn tại ở thể rắn và rất dễ thăng hoa. X2 là
- A. F2.
- B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
Câu 15: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim?
- A. F, O, Na, N.
B. O, Cl, Br, H.
- C. H, N, O, K.
- D. K, Na, Mg, Al.
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
B. Các halogen đều có số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7.
- C. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
- D. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ fluorine đến iodine.
Câu 17: Trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá -1 còn chlorine, bromine, iodine có cả số oxi hóa +1; +3; +5; +7 là do so với chlorine, bromine, iodine do
- A. fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn.
- B. fluorine có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.
- C. nguyên tử fluorine có cấu tạo đặc biệt.
D. nguyên tử fluorine không có phân lớp d.
Câu 18: Số oxi hóa của chlorine trong các chất Cl2, NaCl, NaClO lần lượt là
- A. 0, +1, –1.
B. 0, –1, +1.
- C. –1, –1, +1.
- D. –1, –1, –1.
Câu 19: Số oxi hóa của chlorine trong các hợp chất HCl, NaClO và KClO3 lần lượt là
- A. +1, +1, +5.
- B. –1, +1, +7.
- C. +1, -1, +7.
D. –1, +1, +5.
Câu 20: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen thuộc loại liên kết
A. cộng hóa trị không phân cực.
- B. cộng hóa trị có phân cực.
- C. liên kết ion.
- D. liên kết cho nhận.
Xem toàn bộ: Giải bài 21 Nhóm halogen
Bình luận