Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối bài 23 Ôn tập chương 7

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 23 Ôn tập chương 7 - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen?

  • A. Chlorine.                          
  • B. Oxygen.                           
  • C. Nitogen.                           
  • D. Carbon.

Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là

  • A. ns2np4.                             
  • B. ns2np5.                             
  • C. ns2np3.                             
  • D. ns2np6

Câu 3: Số oxi hóa của chlorine trong các hợp chất HCl, NaClO và KClO3 lần lượt là

  • A. +1, +1, +5.                       
  • B. –1, +1, +7.                       
  • C. +1, -1, +7.                        
  • D. –1, +1, +5.

Câu 4: Trong các phản ứng hóa học, bromine thể hiện

  • A. tính oxi hóa.                                                          
  • B. tính khử.                          
  • C. tính axit.                                                                
  • D. cả tính oxi hóa và tính khử.

Câu 5: Khi nung nóng, iodine rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là

  • A. Sự thăng hoa.     
  • B. Sự bay hơi.                       
  • C. Sự phân hủy.                    
  • D. Sự ngưng tụ.

Câu 6: Chất nào sau đây được ứng dụng dùng để tráng phim ảnh?

  • A. NaBr.                               
  • B. AgCl.                               
  • C. AgBr.                               
  • D. HBr. 

Câu 7: Có 4 chất bột màu trắng là vôi bột, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O), bột đá vôi CaCO3). Chỉ dùng chất nào dưới đây là nhận biết ngay được bột gạo?

  • A. Dung dịch HCl.                                                       
  • B. Dung dịch H2SO4 loãng.
  • C. Dung dịch Br2.                                                        
  • D. Dung dịch I2

Câu 8: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

  • A. Na2SO3 khan.                                                        
  • B. dung dịch NaOH đặc.
  • C. dung dịch H2SO4 đậm đặc.                                   
  • D. CaO. 

Câu 9: Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O --> 2HCl + H2SO4. Trong phản ứng trên, chlorine là chất

  • A. oxi hóa.                                                                 
  • B. khử.                                  
  • C. vừa oxi hóa, vừa khử.                                           
  • D. Không oxi hóa khử. 

Câu 10: Cho phương trình hóa học: KMnO4 + HCl ---> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Hệ số cần bằng của các chất lần lượt là:

  • A. 2, 12, 2, 2, 3, 6.                
  • B. 2, 14, 2, 2, 4, 7.                
  • C. 2, 8, 2, 2, 1, 4.                  
  • D. 2, 16, 2, 2, 5, 8. 

Câu 11: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là

  • A. Cu, Fe, Al.                       
  • B. Fe, Mg, Al.                      
  • C. Cu, Pb, Ag.                      
  • D. Fe, Au, Cr. 

Câu 12: Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?

  • A. Fe + HCl.                         
  • B. Fe3O4 + HCl.                   
  • C. Fe + Cl2.                          
  • D. Fe + FeCl3.

Câu 13: Phản ứng nào sau đây HCl thể hiện tính oxi hóa?

  • A. CuO + 2HCl ⟶ CuCl2 + H2O.                             
  • B. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2.
  • C. Fe(OH)2 + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2O.                       
  • D. KClO3 + 6HCl ⟶ KCl + 3Cl2 + 3H2O. 

Câu 14: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?

  • A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.                      
  • B. Đều có tính oxi hóa mạnh.
  • C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.
  • D. Khử năng tác dụng với nước giảm dần tử F2 đến I2

Câu 15: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là

  • A. Al.                                    
  • B. Zn.                                   
  • C. Cu.                                   
  • D. Fe. 

Câu 16: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

  • A. 6,4.                                   
  • B. 8,5.                                   
  • C. 2,2.                                   
  • D. 2,0.

Câu 17: Cùng lấy một lượng a mol thì chất nào sau đây khi tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, lấy vừa đủ thu được lượng khí chlorine nhiều nhất?

  • A. KMnO4.                           
  • B. MnO2.                              
  • C. KClO3.                            
  • D. CaOCl2

Câu 18: Hòa tan toàn 13,76 gam hỗn hợp X gồm hai muối NaCl và NaBr vào nước thu được dung hoàn dịch X. Cho khí clo lội từ từ cho đến dư qua dung dịch X thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y cho tới khi thu được 12,87 gam muối khan Z. Khối lượng của NaCl trong hỗn hợp X là (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) 

  • A. 11,7.                                 
  • B. 5,85.                                 
  • C. 8,77.                                 
  • D. 9,3. 

Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối chlodile của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là:

  • A. Na và K                        
  • B. Rb và Cs                          
  • C. Li và Na                           
  • D. K và Rb

Câu 20: Cho 100 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch KOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là

  • A. 0,5.                                   
  • B. 0,3.                                   
  • C. 0,8.                                   
  • D. 1,0

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác