Trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối bài 8 Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 8 Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học- sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: X là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:
(1) X có 4 lớp electron và có 20 electron p.
(2) X có 5 electron hóa trị và 8 electron s.
(3) X có thể tạo được hợp chất bền với oxi có công thức hóa học XO2 và XO3.
(4) X có tính kim loại mạnh hơn so với nguyên tố có số thứ tự 33.
(5) X ở cùng nhóm với nguyên tố có số thứ tự 14.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 2: Cho ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hydroxide của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’.
Thứ tự tang dần tính base của X’, Y’, Z’ là
- A. X’ < Y’ < Z’
B. Y’ < X’ < Z’
- C. Z’ < Y’ < X’
- D. Z’ < X’ < Y’
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Trong số các nguyên tố bền, caesium là kim loại mạnh nhất.
- B. Trong nhóm IVA vừa có nguyên tố kim loại, vừa có nguyên tố phi kim.
- C. Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
D. Đối với tất cả nguyên tố thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm.
Câu 4: Một nguyên tố Y đứng liền trước nguyên tố X trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Y đứng liền trước Z trong cùng một nhóm A. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Số hiệu nguyên tử theo thứ tự tăng dần là X < Y < Z.
- B. Bán kính nguyên tử theo thứ tự tang dần là Z < Y < X.
- C. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxygen tăng dần theo thứ tự: Z < Y < X.
D. Trong các hydroxide, tính acid tăng dần theo thứ tự: hydroxide của Z < hydroxide của Y < hydroxide của X.
Câu 5: Yếu tố nào quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố?
- A. Khối lượng nguyên tử.
B. Cấu hình electron.
- C. Số neutron.
- D. Số lớp electron.
Câu 6: Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.
Có các phát biểu sau đây:
(1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(5) Hóa trị trong hợp chất với hydro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 7: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì lớn. Oxide cao nhất của X và Y có công thức hóa học là X2O3 và YO2.
Có các phát biểu sau đây:
(1) X và Y đứng cạnh nhau.
(2) X là kim loại còn Y là phi kim.
(3) Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.
(4) Hợp chất của X và Y với hydro lần lượt là XH5 và YH4.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 8: Các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt ở các ô nguyên tố 8, 11, 13, 19 của bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Các nguyên tố trên đều cùng một chu kì.
- B. Thứ tự tăng dần tính kim loại X < Y < Z < T.
C. Công thức hydroxide của Z là Z(OH)3.
- D. X là phi kim mạnh nhất trong chu kì.
Câu 9: R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton và nơtron của R < 34. R là:
- A. O
- B. C
- C. N
D. S
Câu 10: A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y lần lượt là:
A. Na và K
- B. K và Rb
- C. Li và Na
- D. Rb và Cs
Câu 11: Cho các nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K. Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần:
A. Al, Mg, Na, K.
- B. Mg, Al, Na, K.
- C. K, Na, Mg, Al.
- D. Na, K, Mg,Al.
Câu 12: Tính acid của các acid HCl, HBr, HI, H2S được sắp xếp theo trật tự nào?
- A. HCl > HBr > HI > H2S
B. HI > HBr > HCl > H2S
- C. H2S > HCl > HBr > HI
- D. H2S > HI > HBr > HCl
Câu 13: Tính base tăng dần trong dãy :
- A. Al(OH)3; Ba(OH)2; Mg(OH)2
- B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3
- C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3
D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2
Câu 14: Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, T lần lượt là: 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s23p64s1, 1s22s22p63s23p1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì sự sắp xếp đúng
A. T < X < Y
- B. T < Y < Z
- C. Y < T < X
- D. Y < X < T
Câu 15: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
- A. Phi kim mạnh nhất là iodine.
- B. Kim loại mạnh nhất là Lithium.
- C. Phi kim mạnh nhất là oxygen.
D. Phi kim mạnh nhất là fluorine.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Tính chất của các nguyên tố và hợp chất của nó biến thiên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân một cách tuần hoàn.
- B. Có thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố dựa vào vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
C. Tính chất của các nguyên tố và hợp chất của nó biến thiên theo chiều giảm dần của khối lượng một cách tuần hoàn.
- D. Có thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố dựa vào cấu hình electron của nó trong bảng tuần hoàn.
Câu 17: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi như thế nào?
- A. Biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử;
- B. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử;
- C. Biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân;
D. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Câu 18: Cấu hình electron của chlorine (Cl) là: 1s22s22p63s23p5. Cho các phát biểu sau:
1) Nguyên tử Cl có số hiệu nguyên tử là 17
2) Nguyên tử Cl ở chu kì 3, nhóm VIIA
3) Cl là nguyên tố phi kim
4) Oxide cao nhất là Cl2O5
5) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là HClO4
Số phát biểu đúng là?
- A. 3.
B. 4.
- C. 5.
- D. 6.
Câu 19: Nguyên tố oxygen (O) ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. Cho các phát biểu sau:
(1) Cấu hình electron của oxygen (O) là: 1s22s22p5
(2) O là nguyên tố phi kim
(3) Oxide cao nhất là SO2
(4) Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng
(5) O thuộc nguyên tố p
Số phát biểu đúng là?
- A. 2.
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 20: Nguyên tố Sufur (S) ở ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA. Tính chất cơ bản của đơn chất nitrogen là gì?
- A. Tính kim loại.
B. Tính phi kim.
- C. Tính acid.
- D. Tính base.
Bình luận