Trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để xác định biến thiên enthalpy bằng thực nghiệm người ta có thể dùng dụng cụ nào?
- A. Nhiệt kế
B. Nhiệt lượng kế
- C. Vôn kế
- D. Ampe kế.
Câu 2: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn: CaCO3 → CaO + CO2
Biết nhiệt tạo thành của CaCO3(s) là -1206,9 kJ/mol, của CaO(s) là -635,1 kJ/mol của CO2(g) là - 393,5 kJ/mol.
- A. - 178,9 kJ
- B. - 1028,6 kJ
C. 178,3 kJ
- D. - 1206 kJ.
Câu 3: Sự thay đổi năng lượng trong một quá trình hóa học phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Trạng thái của các chất ban đầu và sản phẩm
- B. Cách phản ứng xảy ra
- C. Các sản phẩm trung gian
- D. Chất xúc tác.
Câu 4: Phương trình hóa học nào thể hiện tính oxi hóa của HCl?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- B. NaOH + HCl → NaCl + H2O
- C. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
- D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Câu 5: Yếu tố nào không dùng để đánh giá mức độ xảy ra phản ứng nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học?
- A. Nhiệt độ
- B. Nồng độ
C. Thể tích khí
- D. Diện tích bề mặt chất rắn
Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng
- B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
- C. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng;
- D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
Câu 7: Số oxi hóa của nitrogen tăng dần trong dãy nào sau đây?
A. NH4Cl, N2, NO2, HNO3
- B. NH3, N2O, N2, NO
- C. NH4Cl, N2, NO2, NO
- D. NH3, HNO3, N2, N2O.
Câu 8: Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:
C4H10(g)→C2H4(g)+C2H6(g)
Biết Eb (H-H) = 436 kJ/mol, Eb (C-H) = 418 kJ/mol, Eb (C-C) = 346 kJ/mol, Eb (C=C) = 612 kJ/mol.
- A. - 80 kJ
- B. - 734 kJ
- C. - 915 kJ
D. 80 kJ.
Câu 9: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
CaO + CO2 → CaCO3
- A. Nhiệt độ
- B. Kích thước của các hạt CaCO3.
- C. Áp suất
D. Kích thước của các hạt CaO.
Câu 10: Trong phản ứng: CaO + CO2 → CaCO3, carbon đóng vai trò là?
- A. Chất oxi hóa
- B. Chất khử
- C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
D. Không bị oxi hóa cũng không bị khử.
Câu 11: Cho phương trình hóa học: X2(k) + Y2 (k) → 2XY(k). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
- A. Nhiệt độ
B. Áp suất
- C. Nồng độ
- D. Chất xúc tác.
Câu 12: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?
- A. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
- B. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
C. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2O
- D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.
Câu 13: Cho phản ứng: N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi giảm nồng độ của khí H2 đi 3 lần?
- A. Tăng 3 lần
- B. Giảm 3 lần
- C. Tăng 9 lần
D. Giảm 9 lần.
Câu 14: Số oxi hóa của Mn trong KMnO4 là?
- A. +1
- B. +3
- C. +5
D. +7.
Câu 15: Đơn vị của biến thiên enthalpy của phản ứng là?
A. kJ
- B. kJ/mol
- C. mol/kJ
- D. g.
Câu 16: Khi tăng nhiệt độ từ 50oC đến 90oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần, biết rằng sau khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
- A. 2
- B. 4
- C. 8
D. 16.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học xảy ra quá trình nhường electron
- B. Chất khử là chất nhận electron
- C. Chất oxi hóa là chất nhường electron
D. Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa - khử là có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.
Câu 18: Khi áp suất tăng làm cho tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?
- A. Chất lỏng
- B. Chất rắn
C. Chất khí
- D. Cả ba đều đúng.
Câu 19: Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định ở nhiệt độ nào?
- A. 0oC
B. 25oC
- C. 40oC
- D. 100oC.
Câu 20: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của chất X là 0,012 mol/l. Sau 20 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,01 mol/l. Tốc độ phản ứng trung bình là?
- A. 10-2
- B. 10-3
C. 10-4
- D. 10-5.
Câu 21: Cách nào sau đây không làm tăng diện tích bề mặt của chất rắn?
- A. Đập nhỏ hạt;
- B. Nghiền nhỏ hạt;
- C. Tạo nhiều đường rãnh, lỗ;
D. Hòa tan chất rắn trong acid.
Câu 22: Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa - khử?
- A. Phản ứng hóa hợp
- B. Phản ứng phân hủy
C. Phản ứng thế (vô cơ)
- D. Phản ứng trao đổi.
Câu 23: Yếu tố nào liên quan đến sự ảnh hưởng của xúc tác với tốc độ phản ứng?
- A. Năng lượng ion hóa
- B. Năng lượng liên kết
C. Năng lượng hoạt hóa
- D. Năng lượng phá vỡ liên kết.
Câu 24: Phản ứng HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là
- A. 2, 1, 1, 1, 1
- B. 2, 1, 1, 1, 2
C. 4, 1, 1, 1, 2
- D. 4, 1, 2, 1, 2.
Câu 25: Cho 5,6 gam iron dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch HCl 1M (dư). Cách nào sau đây là tăng tốc độ phản ứng trên?
A. Thay iron dạng hạt bằng iron dạng bột cùng khối lượng
- B. Thay dung dịch HCl 1M bằng dung dịch HCl 0,5M
- C. Thay dung dịch HCl 1M bằng dung dịch HCl 0,25M
- D. Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 0oC.
Câu 26: Quy tắc nào sau đây sai khi xác định số oxi hóa?
- A. Trong đơn chất số oxi hóa của nguyên tử bằng 0
- B. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là -2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và bằng số electron hóa trị
C. Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử là +1
- D. Trong ion đơn nguyên tử số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion, trong ion đa nguyên tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Tốc độ phản ứng đặc trưng cho sự nhanh chậm của một phản ứng hóa học
B. Khi nồng độ chất tan trong dung dịch tăng, tốc độ phản ứng giảm
- C. Khi nhiệt độ phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng
- D. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.
Câu 28: Biến thiên enthalpy của các phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Điều kiện xảy ra phản ứng
- B. Trạng thái vật lý của các chất
- C. Số lượng chất tham gia
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 29: Tại sao nhiều phản ứng hóa học trong công nghiệp cần tiến hành ở nhiệt độ cao và sử dụng chất xúc tác?
A. Ở nhiệt độ thường, tốc độ phản ứng xảy ra rất chậm nên cần thêm xúc tác và tăng nhiệt độ để tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn
- B. Thêm xúc tác để tạo ra nhiều sản phẩm hơn
- C. Tăng nhiệt độ để các chất trộn đều vào nhau
- D. Giúp hiệu suất phản ứng đạt mức tối đa
Câu 30: Cho phản ứng:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3+ K2SO4+ MnSO4+ H2O.
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
- A. 10 và 2
- B. 1 và 5
C. 2 và 10
- D. 5 và 1.
Câu 31: Cho phản ứng: A2 + B2 → 2AB
Biết nồng độ của chất A và chất B lần lượt là 0,2M và 0,3M. Hằng số tốc độ phản ứng là 0,8. Tốc độ phản ứng tại thời điểm ban đầu là?
- A. 0,012
- B. 0,024
- C. 0,036
D. 0,048
Câu 32: Trong các halogen, halogen nào ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường?
- A. Chlorine
B. Bromine
- C. Iodine
- D. Fluorine.
Câu 33: Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3→ Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2.
Tỉ lệ số nguyên tử Al : N2O : N2 là
A. 44 : 6 : 9
- B. 46 : 9 : 6
- C. 46 : 6 : 9
- D. 44 : 9 : 6.
Câu 34: Tính oxi hoá của các halogen tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
- A. Cl2, F2, Br2, I2
- B. F2, Cl2, Br2, I2
C. I2, Br2, Cl2, F2
- D. I2, Cl2, Br2, F2.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Số oxi hóa của hydrogen thường là +1
- B. Số oxi hóa của oxygen thường là -2
C. Số oxi hóa của kim loại kiềm nhóm IA là -1
- D. Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ nhóm IIA là +2.
Câu 36: Nhiệt tạo thành chuẩn của khí oxygen trong phản ứng hóa học là?
A. 0 kJ/mol
- B. 1 kJ/mol
- C. 273 kJ/mol
- D. 298 kJ/mol.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ chất phản ứng ra môi trường
- B. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng
- C. Phản ứng phân hủy là phản ứng thu nhiệt
D. Phản ứng phân hủy là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 38: Một nguyên tố halogen có lớp electron ngoài cùng là 3s23px. Nguyên tố đó là:
- A. F (Z = 9)
B. Cl (Z = 17)
- C. Br (Z = 35)
- D. Chưa biết.
Câu 39: Phản ứng của H2 và Cl2 xảy ra trong điều kiện nào?
- A. Ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối
B. Ánh sáng hoặc to
- C. 200oC, xúc tác Pt
- D. 300oC, xúc tác Pt.
Câu 40: Cho phản ứng: aZn + bHNO3 → cZn(NO3)2 + dN2 + eNH4NO3 + fH2O. Nếu d : e = 1 : 1, thì tổng hệ số cân bằng nguyên tối giản trong phản ứng là
- A. 21.
- B. 41.
- C. 49.
D. 51.
Bình luận