Trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Phản ứng hoá học là quá trình phá vỡ các liên kết trong chất đầu và hình thành các liên kết mới để tạo thành sản phẩm.
- B. Sự phá vỡ liên kết cần cung cấp năng lượng.
- C. Sự hình thành liên kết giải phóng năng lượng.
D. Sự hình thành liên kết cần cung cấp năng lượng.
Câu 2: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Trong phản ứng trên, vai trò của Br2 là
- A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
- C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
- D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 3: Phản ứng tổng hợp ammonia: N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g).
Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N ≡ N; N - H và H - H lần lượt là 946; 391 và 436.
Biến thiên enthalpy của phản ứng là
A. + 92 kJ.
- B. -92 kJ.
- C. + 46 kJ.
- D. -46 kJ.
Câu 4: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?
A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K.
- B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K.
- C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC.
- D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.
Câu 5: Cho quá trình Fe2+ → Fe3+ + 1e, quá trình này còn được gọi là
A. quá trình oxi hóa.
- B. quá trình khử.
- C. quá trình nhận proton.
- D. quá trình tự oxi hóa – khử.
Câu 6: Phản ứng toả nhiệt thì
- A. ∆rH = 0.
B. ∆rH < 0.
- C. ∆rH > 0.
- D. ∆rH ≥ 0.
Câu 7: Biến thiên enthalpy của phản ứng được kí hiệu là
- A. ∆fH.
- B. ∆sH.
- C. ∆tH.
D. ∆rH.
Câu 8: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?
- A. AgNO3 + KBr → AgBr + KNO3.
- B. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
C. CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O.
- D. CaCO3 → CaO + CO2.
Câu 9: Trong các phản ứng sau:
(1) Phản ứng đốt cháy than.
(2) Phản ứng nung vôi.
(3) Phản ứng nhiệt phân thuốc tím.
Phản ứng thu nhiệt là
- A. (1).
- B. (1) và (2).
C. (2) và (3).
- D. (1), (2) và (3).
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 86,7 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch Y. Sục khí Cl2 dư vào Y, sau khi kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 40,95 gam muối khan. Khối lượng của NaCl có trong X là?
- A. 29,5 gam
- B. 58,5 gam
C. 11,7gam
- D. 23,4 gam
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 28 gam bột sắt trong khí clo dư. Khối lượng muối clorua sinh ra là
- A. 32,50 gam
- B. 24,50 gam
C. 81,25 gam
- D. 25,40 gam
Câu 12: Trong phản ứng: 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2, chất bị khử là
- A. FeS2.
B. O2.
- C. Fe2O3.
- D. SO2.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây về nhiệt tạo thành là không đúng?
- A. Nhiệt tạo thành của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.
- B. Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.
- C. Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng 0.
D. Kí hiệu nhiệt tạo thành chuẩn là ΔrH298
Câu 14: Phản ứng toả nhiệt là
- A. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
B. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
- C. phản ứng lấy nhiệt từ môi trường.
- D. phản ứng làm nhiệt độ môi trường giảm đi.
Câu 15: Sục một lượng khí clo vào dung dịch hỗn hợp (NaI + NaBr) thì chất được giải phóng ra trước là
A. I2
- B. Br2
- C. Cl2 và Br2
- D. I2 và Br2.
Câu 16: Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình hoá học của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
- A. 6.
- B. 8.
- C. 4.
D. 10.
Câu 17: Khi đun nóng, iodine rắn biến thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là
- A. Sự chuyển trạng thái
- B. Sự bay hơi
C. Sự thăng hoa
- D. Sự phân hủy.
Câu 18: Cho các phát biểu sau, phát biểu đúng là
- A. Trong phản ứng cháy, chất bị oxi hoá thường là oxygen.
- B. Trong công nghiệp, tất cả các phản ứng hoá học trong quy trình sản xuất đều là phản ứng oxi hoá – khử.
- C. Các phản ứng oxi hoá – khử trong đời sống đều có lợi.
D. Trong phản ứng đốt cháy khí thiên nhiên thì khí thiên nhiên đóng vai trò là chất bị oxi hoá.
Câu 19: Để sản xuất F2 trong công nghiệp, người ta điện phân hỗn hợp:
- A. CaF2 + 2HF nóng chảy
- B. 3NaF + AlF3 nóng chảy
C. KF + 3HF nóng chảy
- D. AlF3 + 3HF nóng chảy.
Câu 20: Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số):
aFeSO4 + bCl2 → cFe2(SO4)3 + dFeCl3
Tỉ lệ a : c là
- A. 4 : 1.
- B. 3 : 2.
- C. 2 : 1.
D. 3 : 1.
Câu 21: Dung dịch HCl tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây?
A. MnO2; Fe3O4; NaHS; FeS
- B. KMnO4; Na2O; CH3COOH; CuS
- C. Fe; Ag2O; KHCO3; S
- D. PbO2; CuO; SO2; Na2S.
Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(c) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(d) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(e) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Số các thí nghiệm đều sinh ra NaOH là:
- A. 1
B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 23: Cho phản ứng 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O.
Tỉ lệ số nguyên tử chloride bị khử và số nguyên tử chloride bị oxi hoá tương ứng là
- A. 1 : 2.
- B. 1 : 5.
- C. 2 : 1.
D. 5 : 1.
Câu 24: Trong các chất sau, chất thường dùng để khử trùng nước sinh hoạt là
- A. N2
- B. O2
- C. CO2
D. Cl2
Câu 25: Cho 12,8 gram Cu tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 ở điều kiện chuẩn. Giá trị của V là
A. 4,958.
- B. 2,479.
- C. 3,720.
- D. 0,297.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tự nhiên các halogen tồn tại ở dạng đơn chất
- B. Độ âm điện giảm dần từ F, Cl, Br, I
- C. Muối AgF tan, còn AgCl, AgBr, AgI, không tan trong H2O
- D. Các hydrogen halide đều là chất khí, dung dịch của chúng đều có tính acid.
Câu 27: Acid có tính khử mạnh nhất là?
- A. HF
- B. HCl
- C. HBr
D. HI.
Câu 28: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận
A. electron
- B. neutron.
- C. proton.
- D. cation.
Câu 29: Phản ứng của H2 và Cl2 xảy ra trong điều kiện nào?
- A. Ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối
B. Ánh sáng hoặc to
- C. 200oC, xúc tác Pt
- D. 300oC, xúc tác Pt.
Câu 30: Một nguyên tố halogen có lớp electron ngoài cùng là 3s23px. Nguyên tố đó là:
- A. F (Z = 9)
B. Cl (Z = 17)
- C. Br (Z = 35)
- D. Chưa biết.
Câu 31: Cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 có màu da cam và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen theo phản ứng hóa học sau:
CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O
Tỉ lệ chất khử : chất oxi hoá ở phương trình hóa học trên là
- A. 1 : 1.
- B. 1 : 2.
C. 2 : 1.
- D. 1 : 3.
Câu 32: Tính oxi hoá của các halogen tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
- A. Cl2, F2, Br2, I2
- B. F2, Cl2, Br2, I2
C. I2, Br2, Cl2, F2
- D. I2, Cl2, Br2, F2.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây về số oxi hoá là không đúng?
- A. Số oxi hoá được viết ở dạng đại số, dấu viết trước, số viết sau.
- B. Trong đơn chất, số oxi hoá của nguyên tử bằng 0.
- C. Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hoá của nguyên tố bằng điện tích ion.
D. Trong tất cả các hợp chất, số oxi hoá của hydrogen là +1.
Câu 34: Trong các halogen, halogen nào ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường?
- A. Chlorine
B. Bromine
- C. Iodine
- D. Fluorine.
Câu 35: Chất khử là chất
A. nhường electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
- B. nhường electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
- C. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
- D. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 36: Số oxi hóa của magnesium trong MgCl2 là
- A. +1.
B. +2.
- C. 0.
- D. -2.
Câu 37: Một số loại xe ô tô được trang bị một thiết bị an toàn là túi chứa một lượng nhất định hợp chất ion sodium azide (NaN3), được gọi là "túi khí". Khi có va chạm mạnh xảy ra, sodium azide bị phân huỷ rất nhanh, giải phóng khí N2 và nguyên tố Na, làm túi phồng lên, bảo vệ được người trong xe tránh khỏi thương tích. Phương trình hoá học của phản ứng phân huỷ sodium azide là
A. 2NaN3 → 2Na + 3N2.
- B. 2NaN3 → 2Na + N2.
- C. NaN3 → Na + 3N2.
- D. 2NaN3 → Na + 3N2
Câu 38: Sodium peroxide (Na2O2) là chất oxi hóa mạnh, dễ dàng hấp thụ khí carbon dioxide và giải phóng khí oxygen. Do đó, chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí carbon dioxide và cung cấp khí oxygen cho con người trong hô hấp theo phản ứng sau: Na2O2 + CO2 → Na2CO3 + O2↑. Biết hệ số cân bằng của phản ứng là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của chất tham gia phản ứng là
- A. 2.
- B. 3.
C. 4.
- D. 5.
Câu 39: Phản ứng thu nhiệt là
A. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
- B. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
- C. phản ứng cung cấp nhiệt cho môi trường.
- D. phản ứng làm nhiệt độ môi trường tăng lên.
Câu 40: Số oxi hoá của nitrogen trong NH4NO2 là
- A. 0 và +3.
- B. +5.
- C. +3.
D. -3 và +3.
Bình luận