Dễ hiểu giải hóa học 10 kết nối bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals
Giải dễ hiểu bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Hóa học 10 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 13. LIÊN KẾT HYDROGEN
MỞ ĐẦU
Ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của H2O là 100 oC, CH4 là -161,58 oC, H2S là -60,28 oC. Vì sao các chất trên có nhiệt độ sôi khác nhau?
Giải nhanh:
Vì chúng có liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen ảnh hưởng, làm nhiệt độ sôi của nước cao hơn nhiều so với H2S và CH4.
I. MỞ ĐẦU
II. LIÊN KẾT HYDROGEN
Câu 1: Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa:
a) Hai phân tử hydrogen fluoride (HF).
b) Phân tử hydrogen fluoride (HF) và phân tử ammonia (NF3).
Giải nhanh:
a) ⋅⋅⋅F − H⋅⋅⋅F − H⋅⋅⋅
b)
Câu 2: Những nguyên tử hydrogen nào trong phân tử ethanol (CH3CH2OH) không tham gia vào liên kết hydrogen? Vì sao?
Giải nhanh:
Là những nguyên tử H liên kết với nguyên tử C vì C có độ âm điện nhỏ nên sức hút cặp e về phía nó yếu → H mang một phần điện tích dương và kém linh động.
III. TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
Câu 3:Hãy giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi của butane và isobutane.
Giải nhanh:
Vì diện tích tiếp xúc của các phân tử butane lớn hơn nên cần nhiều năng lượng để phá vỡ lực liên phân tử hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận