Dễ hiểu giải hóa học 10 kết nối bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
Giải dễ hiểu bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Hóa học 10 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3. CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ
I. CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ
Câu hỏi 1: Mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử như thế nào?
Giải nhanh:
Electron chuyển động rất nhanh, không theo quỹ đạo xác định.
Câu hỏi 2: Orbital s có dạng
A. Hình tròn. B. Hình số tám nổi. C. Hình cầu. D. Hình bầu dục.
Giải nhanh:
Chọn C.
Câu hỏi 3: Quan sát Hình 3.3 và nêu sự định hướng của các AO p trong không gian.
Giải nhanh:
Có dạng hình số 8 nổi và 3 sự định hướng:
- Orbital px định hướng theo trục x.
- Orbital py định hướng theo trục y.
- Orbital pz định hướng theo trục z.
II. LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON
Câu hỏi 4: Hãy cho biết tổng số electron tối đa chứa trong:
a) Phân lớp p. b) Phân lớp d.
Giải nhanh:
a) Tổng số electron tối đa là: 6.
b) Tổng số electron tối đa d là: 10.
Câu hỏi 5: Lớp electron có số electron tối đa gọi là lớp electron bão hòa. Tổng số electron tối đa có trong các lớp L và M là:
A. 2 và 8 B. 8 và 10 C. 8 và 18 D. 18 và 32.
Giải nhanh:
Chọn C.
III. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
Câu hỏi 6: Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 16 là:
A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p53s23p5.
Giải nhanh:
Chọn C.
Câu hỏi 7: Biểu diễn cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 8 và Z = 11 theo ô orbital.
Giải nhanh:
Z = 8: 1s22s22p4 được biểu diễn theo ô orbital là:
Z = 11: 1s22s22p63s1 được biểu diễn theo ô orbital là:
Câu hỏi 8: Silicon được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp: gốm, men sứ, thủy tinh, luyện thép, vật liệu bán dẫn, …. Hãy biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử silicon (Z = 14) theo ô orbital, chỉ rõ việc áp dụng các nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
Giải nhanh:
- Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng:
1s 2s 2p 3s 3p 4s …
- Điền các electron vào các phân lớp electron theo nguyên lí vững bền: 1s22s22p63s23p2.
- Biểu diễn theo ô orbital là:
- Nguyên lí Pauli: Các ô orbital 1s, 2s và 2p, 3s có đủ electron được biểu diễn bằng hai mũi tên ngược chiều nhau ở mỗi ô.
- Quy tắc Hund: 2 electron còn lại được sắp xếp vào 2 ô orbital 3p bằng 2 mũi tên đi lên để số electron độc thân là tối đa.
Câu hỏi 9: Chlorine (Z=17) thường được sử dụng để khử trùng nước máy trong sinh hoạt. Viết cấu hình electron của nguyên tử chlorine và cho biết tại sao chlorine là phi kim.
Giải nhanh:
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5.
- Vì có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận