Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lớp electron thứ 4 được kí hiệu bằng chữ cái in hoa nào?

  • A. L
  • B. M
  • C. N
  • D. O.

Câu 2: Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VA. Cho các phát biểu sau:

(1) X là phosphorus

(2) Oxide ứng với hóa trị cao nhất là X2O7

(3) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là H3XO4

(4) Hydroxide của X có tính base mạnh

Số các phát biểu đúng là?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton và neutron
  • B. Số proton trong nguyên tử bằng số neutron
  • C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron của lớp vỏ nguyên tử
  • D. Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.

Câu 4: Nguyên tố oxygen (O) ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. Cho các phát biểu sau:

(1) Cấu hình electron của oxygen (O) là: 1s22s22p5

(2) O là nguyên tố phi kim

(3) Oxide cao nhất là SO2

(4) Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng

(5) O thuộc nguyên tố s

Số phát biểu đúng là?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5.

Câu 5: Theo quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì?

  • A. Phi kim mạnh nhất là fluorine
  • B. Phi kim mạnh nhất là iodine
  • C. Kim loại mạnh nhất là magnesium
  • D. Kim loại mạnh nhất là aluminium.

Câu 6: Nguyên tố nitrogen (N) ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA. Tính chất cơ bản của đơn chất nitrogen là gì?

  • A. Tính kim loại
  • B. Tính phi kim
  • C. Tính acid
  • D. Tính base.

Câu 7: Số electron tối đa trong phân lớp p là?

  • A. 2
  • B. 6
  • C. 8
  • D. 10.

Câu 8: Nguyên tử aluminium nhường đi 3 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

  • A. Sodium (Na)
  • B. Magnesium (Mg)
  • C. Silicon (Si)
  • D. Neon (Ne).

Câu 9: Khi nguyên tử nhường electron thì ion tạo thành mang điện tích gì?

  • A. Điện tích âm
  • B. Điện tích dương
  • C. Không mang điện
  • D. Cả điện tích âm và điện tích dương.

Câu 10: Một nguyên tử có 40 proton. Số electron của nguyên tử đó là?

  • A. 40
  • B. 41
  • C. 42
  • D. 43.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Các đồng vị có cùng số proton
  • B. Các đồng vị có cùng số neutron
  • C. Các đồng vị có số neutron khác nhau
  • D. Các đồng vị có số khối khác nhau.

Câu 12:  Hợp chất có chứa liên kết ion là?

  • A. HCl
  • B. N2
  • C. CO2
  • D. BaCl2.

Câu 13: Tính chất nào không phải của các hợp chất ion?

  • A. Chất lỏng
  • B. Khó nóng chảy
  • C. Khó bay hơi ở nhiệt độ thường
  • D. Khá giòn.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các hợp chất ion?

  • A. Các hợp chất ion không tan trong nước
  • B. Khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện
  • C. Ở trạng thái rắn các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion ở trạng thái rắn thường không dẫn điện
  • D. Ở trạng thái nóng chảy các ion có thể di chuyển khá tự do nên hợp chất ion khi nóng chảy dẫn điện.

Câu 15: Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6.

Câu 16: Những electron ở lớp nào có năng lượng thấp hơn so với những electron ở các lớp khác?

  • A. Lớp K
  • B. Lớp L
  • C. Lớp M
  • D. Lớp N.

Câu 17: Đơn vị của khối lượng nguyên tử là?

  • A. gam
  • B. kilogam
  • C. lít
  • D. amu.

Câu 18: Phân tử chất nào sau đây có liên kết cho - nhận?

  • A. KCl
  • B. H2O
  • C. HNO3
  • D. Na2O.

Câu 19: Các đồng vị của nguyên tố hóa học được phân biệt bởi?

  • A. Số neutron
  • B. Số proton và số electron
  • C. Số proton
  • D. Số electron.

Câu 20: Cho các hợp chất sau: Cl2, NaCl, HCl, CO2, NaF. Số hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị là?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5.

Câu 21: Yếu tố nào đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học?

  • A. Độ âm điện
  • B. Năng lượng ion hóa
  • C. Bán kính nguyên tử
  • D. Lực hút tĩnh điện.

Câu 22: Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng có số ……. khác nhau?

  • A. Electron
  • B. Proton
  • C. Neutron
  • D. Nguyên tử.

Câu 23: Nguyên tố X thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO2. Số electron hóa trị của X là?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6.

Câu 24: Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VIIA. Công thức hóa học của hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của X là?

  • A. H2XO3;
  • B. HX;
  • C. H2XO4;
  • D. HXO4.

Câu 25: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử?

  • A. S, P, Cl, O
  • B. Ca, Mg, K, Br
  • C. Mg, Al, P, S
  • D. Na, Mg, K, Ca.

Câu 26: Loại liên kết mà cặp electron liên kết không bị hút lệch về phía nguyên tử nào là?

  • A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực
  • B. Liên kết cộng hóa trị phân cực
  • C. Liên kết ion
  • D. Liên kết cho - nhận.

Câu 27: Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?

  • A. Giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia vào liên kết
  • B. Giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn)
  • C. Giữa nguyên tử H và nguyên tử O
  • D. Giữa nguyên tử H và các phi kim.

Câu 28: Liên kết hydrogen có tính chất nào sau đây?

  • A. Không bền bằng liên kết ion
  • B. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị
  • C. Không bền bằng liên kết cho – nhận
  • D. Tất cả các tính chất A, B, C đều đúng.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, chu kì và nhóm
  • B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
  • C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử
  • D. Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.

Câu 30: Nguyên nhân làm cho các liên kết phân cực là?

  • A. Sự chênh lệch độ âm điện lớn
  • B. Sự chênh lệch năng lượng liên kết
  • C. Do liên kết hidro trong phân tử
  • D. Do bán kính của nguyên tử.

Câu 31: Liên kết hydrogen có thể xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?

  • A. C2H6
  • B. H2S
  • C. H3C-O-CH3
  • D. NH3

Câu 32: Chu kì 4 trong bảng tuần hoàn gồm có bao nhiêu nguyên tố?

  • A. 2
  • B. 8
  • C. 18
  • D. 32.

Câu 33: Số phát biểu sai về sự tạo thành liên kết hydrogen?

(1) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,…;

(2) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết;

(3) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử thuộc nhóm kim loại kiềm và kiềm thổ;

(4) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có cấu hình electron bền vững.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4.

Câu 34: Liên kết hydrogen có ảnh hưởng như thế nào tới tính chất vật lý của nước?

  • A. Không có ảnh hưởng gì
  • B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy
  • C. Làm tăng nhiệt độ sôi
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 35: Tương tác van der Waals là gì?

  • A. Là tương tác tĩnh điện giữa các phân tử
  • B. Là tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực các nguyên tử hay phân tử
  • C. Là tương tác giữa các electron trong phân tử
  • D. Là tương tác giữa các electron hóa trị trong phân tử.

Câu 36: Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Cấu hình electron nguyên tử
  • B. Khối lượng nguyên tử
  • C. Năng lượng ion hóa
  • D. Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.

Câu 37:  Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các hợp chất ion?

  • A. Các hợp chất ion không tan trong nước
  • B. Khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện
  • C. Ở trạng thái rắn các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion ở trạng thái rắn thường không dẫn điện
  • D. Ở trạng thái nóng chảy các ion có thể di chuyển khá tự do nên hợp chất ion khi nóng chảy dẫn điện.

Câu 38: Liên kết ion được tạo thành do?

  • A. Lực hút của phân tử này với phân tử khác
  • B. Lực hút của nguyên tử này với nguyên tử khác
  • C. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu
  • D. Lực hút của 2 cation hoặc 2 anion.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Nguyên tử nhường electron tạo thành anion hoặc nhận electron tạo thành cation
  • B. Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu
  • C. Liên kết ion thường tạo thành từ các nguyên tử kim loại điển hình và phi kim điển hình, phân tử thu được là hợp chất ion
  • D. Các ion thường có cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất với nguyên tố tạo thành ion đó trong bảng tuần hoàn.

Câu 40: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?

  • A. Li, Na, K, Rb
  • B. Ca, Mg, Al, P
  • C. Cl, S, O, N
  • D. Br, I, Ca, Al.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác