Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Ôn tập chương 1: Địa lí dân cư Việt Nam

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 1: Địa lí dân cư Việt Nam có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự phân bố dân cư, dân tộc có sự thay đổi là do:

  • A. Việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế.
  • B. Sự thay đổi lớn của bộ phận dân cư, dân tộc sang sinh sống ở nước ngoài. 
  • C. Các dân tộc chọn nơi có vị trí quan trọng, chiến lược về an ninh quốc phòng để sinh sống và phát triển kinh tế - xã hội.
  • D. Ảnh hưởng của vị trí địa lí gây khó khăn cho nước ta (thiên tai và biến đổi khí hậu).

Câu 2: Theo số liệu năm 2021, số người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài là:

  • A. 5,3 triệu người.
  • B. 5 triệu người.
  • C. 4,7 triệu người. 
  • D. 6,1 triệu người. 

Câu 3: Người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài:

  • A. Gồm dân tộc Kinh, người Chăm và người Hoa. 
  • B. Là công dân các quốc gia khác nhau trên thế giới có gốc Việt. 
  • C. Hầu hết là sinh viên, thực tập sinh và lao động. 
  • D. Là bộ phận không tách rời và là nguồn động lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. 

Câu 4: Theo số liệu năm 2021, quy mô dân số của Việt Nam đứng thứ mấy ở Đông Nam Á?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 5: Theo số liệu năm 2021, quy mô dân số của Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?

  • A. 15.
  • B. 16.
  • C. 17.
  • D. 14.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta?

  • A. Các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam.
  • B. Sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian.
  • C. Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc.
  • D. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước. 

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự gia tăng dân số ở nước ta?

  • A. Dân số Việt Nam có sự gia tăng khác nhau qua các giai đoạn.
  • B. Tỉ lệ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
  • C. Trong vài thập kỉ gần đây, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng tăng dần. 
  • D. Việt Nam là nước đông dân với quy mô dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cơ câu dân số ở nước ta?

  • A. Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với tỉ lệ người ở nhóm tuổi 15 – 64 chiếm tỉ trọng lớn nhất.
  • B. Số dân từ 65 tuổi trở lên tăng dần tỉ trọng, dấu hiệu nước ta có xu hướng già hóa.
  • C. Năm 2021, nữ chiếm 50,2%, nam chiếm 49,8% trong tổng số dân.
  • D. Năm 2021, bình quân cứ 100 bé trai có đến 112 bé gái. 

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân số thành thị và nông thôn ở nước ta?

  • A. Cả dân số nông thôn và dân số thành thị đều tăng.
  • B. Dân số thành thị đông hơn dân số nông thôn.
  • C. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn.
  • D. Dân số nông thôn nhiều hơn dân số thành thị. 

Câu 10: Vùng có mật độ dân số cao nhất là

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
  • B. Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Câu 11: Vùng có mật độ dân số thấp nhất là

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
  • B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
  • C. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Câu 12: Đặc điểm dân thành thị nước ta là

  • A. cao, nhưng có xu hướng giảm.
  • B. thấp, song có xu hướng tăng nhanh.
  • C. trung bình, nhưng có xu hướng tăng.
  • D. thấp, song xu hướng giảm.

Câu 13: Đặc điểm của vùng đồng bằng nước ta là

  • A. chiếm 3/4 diện tích cả nước nhưng chỉ chiếm 1/4 số dân.
  • B. chiếm một nửa diện tích cả nước, số dân thấp nhất cả nước.
  • C. chiếm 1/4 diện tích cả nước nhưng chiếm đến 3/4 số dân.
  • D. chiếm một nửa diện tích cả nước, số dân cao nhất cả nước.

Câu 14: Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, làm thay đổi đặc điểm quần cư thành thị và nông thôn là

  • A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • B. Chương trình cải cách hành chính.
  • C. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
  • D. Chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Câu 15: Đâu không phải là đặc điểm về chức năng, hoạt động kinh tế của quần cư nông thôn?

  • A. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
  • B. Phát triển công nghiệp và dịch vụ.
  • C. Nông nghiệp vẫn là chủ đạo.
  • D. Công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo.

Câu 16: Đâu không phải là đặc điểm về phân bố dân cư nước ta?

  • A. Có sự khác biệt giữa đồng bằng và trung du, miền núi; giữa thành thị và nông thôn.
  • B. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng miền núi.
  • C. Các vùng đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
  • D. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư cao nhất cả nước.

Câu 17: Cơ cấu lao động nước ta đang chuyển dịch theo hướng

  • A. báo động.
  • B. phát triển nhanh.
  • C. tích cực.
  • D. hội nhập hóa đa quốc gia.

Câu 18: Phần lớn lao động tập trung ở

  • A. cao nguyên.
  • B. miền núi.
  • C. thành thị.
  • D. nông thôn.

Câu 19: Tại sao năm 2021, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực đô thị cao hơn so với khu vực nông thôn?

  • A. Do xu hướng toàn cầu hóa. 
  • B. Do ảnh hưởng của dịch bệnh.
  • C. Do nền kinh tế bị suy thoái. 
  • D. Do chuyển đổi công nghệ số.

Câu 20: Đâu không phải là giải pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta?

  • A. Phát triển an ninh mạng, công nghệ số theo kịp xu hướng thế giới.
  • B. Phân bố lại dân cư và chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động giữa các vùng.
  • C. Thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
  • D. Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.

Câu 21: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện truyền thống đoàn kết, yêu thương nhau của dân tộc Việt Nam?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  • C. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
  • D. Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.

Câu 22: Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là:

  • A. Số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.
  • B. Số người ở độ tuổi 0 – 14 chiếm hơn 2/3 dân số.
  • C. Số người ở độ tuổi 15 – 64 chiếm hơn 2/3 dân số.
  • D. Số người ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.

Câu 23: Theo dự báo, giai đoạn dân số vàng của nước ta sẽ kéo dài đến:

  • A. Khoảng năm 2038. 
  • B. Khoảng năm 2040.
  • C. Khoảng năm 2045. 
  • D. Khoảng năm 2025.

Câu 24: Người Việt ở nước ngoài sinh sống nhiều nhất ở đâu?

  • A. Mỹ.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Cộng hòa Séc.
  • D. Đài Loan.

Câu 25: Ý nào sau đây đúng về hệ thống đô thị toàn quốc tính đến tháng 12 - 2021?

  1. 2 đô thị đặc biệt.
  2. 22 đô thị loại I.
  3. 34 đô thị loại II.
  4. 48 đô thị loại III.
  5. 90 đô thị loại IV.
  6. 674 đô thị loại V.
  • A. (1); (3); (4); (6).
  • B. (1); (2); (4); (6).
  • C. (2); (3); (4); (5).
  • D. (2); (3); (5); (6).

Câu 26: Các dân tộc sinh sống ở khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên theo hình thức tập trung thành các điểm dân cư gọi là

  • A. làng, ấp.
  • B. chung cư.
  • C. buôn, plây.
  • D. khu đô thị.

Câu 27: Quan sát bảng sau, số nhận xét đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn ở nước ta?

Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, 

năm 1996 và năm 2005

(Đơn vị: %)

Năm

Trình độ

1996

2005

Đã qua đào tạo

12,3

25,0

Trong đó
- Có chứng chỉ nghề sơ cấp

6,2

15,5

- Trung học chuyên nghiệp

3,8

4,2

- Cao đẳng, đại học và trên đại học

2,3

5,3

Chưa qua đào tạo

87,7

75,0

  1. Tăng nhanh nhất là tỉ lệ lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp và cao đẳng, đại học, sau đại học.
  2. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm từ 87,7% xuống còn 75%.
  3. Lao động đã qua đào tạo giảm mạnh.
  4. Lao động đã qua đào tạo nước ta còn thấp, chiếm 12,3%.
  5. Phần lớn là lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp, tiếp đến là tỉ lệ cao đẳng đại học trên đại học thấp nhất và trung học chuyên nghiệp.
  • A. (1); (2); (3).
  • B. (2); (3); (4).
  • C. (1); (2); (4).
  • D. (1); (3); (4). 

Câu 28: Quan sáng bảng sau và chỉ ra nhận xét đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực nông thôn và thành thị nước ta?

Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn năm 1996 và năm 2005

(Đơn vị: %)

NămTổngNông thônThành thị
199610079,920,1
200510075,025,0
  • A. Tỉ lệ lao động ở thành thị cao nhưng đang có xu hướng giảm khá nhanh từ 25% (1996) xuống 20,1% (2005).
  • B. Tỉ lệ lao động ở nông thôn còn cao, tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng giảm dần từ 79,9% (1996) xuống 75% (2005).
  • C. Tỉ lệ lao động ở nông thôn thấp, tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh từ 75% (2005) lên 79,9% (1996).
  • D. Tỉ lệ lao động ở thành thị cao nhưng đang có xu hướng tăng lên khá nhanh từ 20,1% (1996) lên 25% (2005).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác