5 phút giải Địa lí 9 chân trời sáng tạo trang 130

5 phút giải Địa lí 9 chân trời sáng tạo trang 130. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH: Việt Nam là một quốc gia đông dân, nhiều dân tộc, cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính có sự thay đổi. Hiện nay, các dân tộc ở nước ta phân bổ ra sao? Cơ cấu dân số có sự thay đổi như thế nào?

1. Đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam 

CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta.

2. Gia tăng dân số và cơ cấu dân số

CH1: Dựa vào bảng 1.1 và thông tin trong bài, hãy nhận xét tình hình gia tăng dân số của nước ta.

CH2: Dựa vào các bảng 1.2, 1.3 và thông tin trong bài, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi về cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính của dân cư nước ta.

3. Phân hoá thu nhập theo vùng 

CH: Dựa vào bảng 1.4 và thông tin trong bài, hãy nhận xét sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Dựa vào bảng 1.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta, giai đoạn 1999 - 2021.

Câu 2: Dựa vào bảng 1.4, hãy sắp xếp thứ tự từ cao đến thấp về thu nhập bình quân đầu người tháng của các vùng ở nước ta năm 2014 và 2021. Nhận xét.

VẬN DỤNG

CH: Hãy tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về hiện trạng mất cân bằng giới tinh khi sinh ở địa phương em sinh sống.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

CH:

Phân bố dân tộc ở Việt Nam:

1. Theo số lượng:

+ Dân tộc Kinh: chiếm đa số với hơn 85% dân số, phân bố rộng khắp cả nước.

+ 54 dân tộc còn lại: chiếm 14,7% dân số, sinh sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.

2. Theo khu vực:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng: tập trung đông dân tộc Kinh.

+ Vùng núi phía Bắc: có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, phân bố theo từng địa hình, khí hậu.

+ Vùng Trung Bộ: có sự đan xen giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số.

+ Vùng Tây Nguyên: có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa độc đáo.

Cơ cấu dân số:

1. Theo giới tính:

+ Nam giới: 49,8%

+ Nữ giới: 50,2%

2. Theo độ tuổi:

+ Nhóm tuổi dưới 15: 23,5%

+ Nhóm tuổi từ 15-64: 72,2%

+ Nhóm tuổi 65 trở lên: 4,3%

Cơ cấu dân số Việt Nam đang già hoá, tỷ lệ sinh cao, sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các khu vực. 

1. Đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam 

CH: 

- Các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam 

- Sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian

- Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc

2. Gia tăng dân số và cơ cấu dân số

CH1: Tỷ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần, số dan vẫn có sự gia tăng về quy mô, có sự khác biệt về tỷ lệ gia tăng giữa các vùng thành thị, nông thôn

CH2: Cơ cấu dân số theo tuổi: 

- Nhóm tuổi 15 – 64 chiếm tỉ trọng lớn nhất 

- Nhóm tuổi 65 trở lên tăng dần tỉ trọng => xu hướng già hoá 

Cơ cấu dân số theo giới tính: 

- Nữ: 50.2% - Nam: 49.8% (2021)

- Tình trạng mất cân bằng giới tính ở nhóm sơ sinh (100 bé gái có đến 121 bé trai)

Nguyên nhân: thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, sự phát triển của y tế - giáo dục

3. Phân hoá thu nhập theo vùng 

CH: Thu nhập bình quân có sự gia tăng rõ rệt qua các năm, tuy nhiên có sự phân hoá rõ rệt giữa các khu vực.

LUYỆN TẬP 

Câu 1

Câu 2: 

Theo năm 2014: 

Đông Nam Bộ > Đồng bằng sông Hồng > Đồng bằng sông Cửu Long > Tây Nguyên > Bắc Trung Bộ và duyên hải > Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Theo năm 2021: 

Đông Nam Bộ > Đồng bằng sông Hồng > Đồng bằng sông Cửu Long > Bắc Trung Bộ và duyên hải > Tây Nguyên > Trung du và miền núi Bắc Bộ 

VẬN DỤNG

CH: 

Thực trạng:

 Theo Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội vẫn ở mức cao với 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái, trong đó có 5 quận, huyện ở mức rất cao, trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái như: Ba Đình, Hà Đông, Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín. Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết tỉ số giới tính khi sinh phản ánh sự cân bằng giới tính của số bé trai và bé gái khi được sinh ra. Tỉ số này ở mức sinh học thông thường là 104-107 bé trai/100 bé gái. Tổng Điều tra dân số năm 2020 do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy tỉ lệ giới tính khi sinh là 112,1 bé trai/100 bé gái, năm 2019 là 111,5. Năm 2022, tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam khoảng 113,7 trẻ trai trên 100 bé gái, được lãnh đạo Tổng Cục Dân số đánh giá là "nghiêm trọng". Đáng chú ý, ở một số địa phương, chênh lệch giới tính khi sinh cao hơn mức bình quân cả nước, như Sơn La 117 bé trai/100 bé gái, Nghệ An là 116,6.

Dự đoán: 

Việt Nam sẽ thừa 1,5 triệu nam giới từ 15 đến 49 tuổi vào năm 2034, riêng năm 2019 cả nước bị thiếu hụt 45.900 bé gái. Về lâu dài, hậu quả nghiêm trọng như thiếu phụ nữ làm tăng áp lực kết hôn sớm đối với trẻ gái, phải bỏ học để lập gia đình, có thể tăng nhu cầu mại dâm dẫn đến nạn buôn bán phụ nữ tăng.

Giải pháp:

Sở Y tế Hà Nội cũng đặt mục tiêu khống chế tốc độ gia tăng tỉ số giới tính khi sinh năm 2023 của thành phố không vượt quá 112 trẻ trai/100 trẻ gái. Tập trung giảm tỉ số giới tính khi sinh tại các quận/ huyện/thị xã có tỉ số giới tính khi sinh năm 2022 cao trên 112 trẻ trai/100 trẻ gái. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi của người dân về bình đẳng giới, nâng cao quyền của phụ nữ, trong đó tập trung vào những quận, huyện có mức chênh lệch trẻ trai cao hơn nhiều so với trẻ gái. Thời gian tới, cơ quan chức năng của thành phố tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai, các cơ sở sản xuất kinh doanh sách báo về chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 9 chân trời sáng tạo, giải Địa lí 9 chân trời sáng tạotrang 130, giải Địa lí 9 CTST trang 130

Bình luận

Giải bài tập những môn khác