Trăc nghiệm đại số 10 bài 2: Giá trị lượng giác của một cung (P1)
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đại số 10 bài 2: Giá trị lượng giác của một cung (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu nhé!
Câu 1: Giá trị nào sau đây mang dấu dương?
A. $\sin (\frac{3\pi }{4})$;
- B. $\cos (\frac{3\pi }{4})$;
- C. $\tan (\frac{3\pi }{4})$;
- D. $\cot (\frac{3\pi }{4})$.
Câu 2: Giá trị nào sau đây mang dấu âm?
A. $\sin (-\frac{5\pi }{6})$;
- B. $\cos (\frac{2\pi }{5})$;
- C. $\tan (-\frac{2\pi }{3})$;
- D. $\cot (-\frac{3\pi }{4})$.
Câu 3: Góc (cung) lượng giác nào mà hai giá trị sin và cosin của nó trái dấu?
A. $100^{\circ}$
- B. $80^{\circ}$
- C. $-95^{\circ}$
- D. $-300^{\circ}$
Câu 4: Góc (cung) lượng giác nào sau đây mà hai giá trị sin và cosin của nó cùng dấu?
- A. $\frac{5\pi }{8}$
- B. $-190^{\circ}$
C. $-\frac{3\pi }{5}$
- D. $275^{\circ}$
Câu 5: Cos$420^{\circ}$ bằng?
- A. $\frac{\sqrt{3}}{2}$
- B. $- \frac{\sqrt{3}}{2}$
C. $\frac{1}{2}$
- D. $- \frac{1}{2}$
Câu 6: tan($\frac{5\pi }{4}$) bằng?
- A. -1
- B. $-\frac{\sqrt{2}}{2}$
- C. $\frac{\sqrt{2}}{2}$
D. 1
Câu 7: Cotan của góc (cung) lượng giác nào bằng $\frac{1}{\sqrt{3}}$?
A. $-300^{\circ}$
- B. $\frac{\pi }{6}$
- C. $45^{\circ}$
- D. $-\frac{\pi }{6}$
Câu 8: Sin của góc( cung) lượng giác nào bằng $\frac{1}{2}$?
- A. $-\frac{\pi }{6}$
B. $\frac{25\pi }{6}$
- C. $60^{\circ}$
- D. $-150^{\circ}$
Câu 9: Cho sin$\alpha= \frac{1}{3}$ với $\frac{\pi }{2}< \alpha < \pi $.
Khi đó $\cos (\alpha )$ bằng
A. $-\frac{2\sqrt{2}}{2}$
- B. $\frac{2\sqrt{2}}{3}$
- C. $\frac{\sqrt{2}}{3}$
- D. $-\frac{\sqrt{2}}{3}$
Câu 10: Cho tan$\alpha$= 12 với $\alpha \in (\pi ; \frac{3\pi }{2})$.
Khi đó tan$\alpha $ bằng?
- A. $\frac{1}{\sqrt{145}}$
- B. $-\frac{1}{\sqrt{145}}$
- C. $\frac{12}{\sqrt{145}}$
D. $- \frac{12}{\sqrt{145}}$
Câu 11: sin$\alpha $= $\frac{1}{4}$ với $\frac{\pi }{2}<\alpha <\pi $.
Khi đó cot$\alpha $ bằng?
- A. $-\sqrt{13}$
- B. $\sqrt{13}$
C. $-\sqrt{15}$
- D. $\sqrt{15}$
Câu 12: Cho sin$\alpha $+ cos$\alpha $ = $m$ với $\alpha \in (\frac{3\pi }{2}; 2\pi )$
Khi đó sin$\alpha $.cos$\alpha $ bằng?
- A. $\frac{1- 2m^{2}}{2}$
B. $\frac{m^{2}-1}{2}$
- C. $\frac{2m^{2}-1}{2}$
- D. $\frac{1-m^{2}}{2}$
Câu 13: Co tan$\alpha $+ cot$\alpha $= $m$ với $m> 2$.
Khi đó |tan$\alpha $- cot$\alpha $| bằng?
- A. $\sqrt{4- m^{2}}$
- B. $\sqrt{m- 4}$
C. $\sqrt{4- m}$
D. $\sqrt{m^{2}- 4}$
Câu 14: Cho tan$\alpha$ = $m$.
Khi đó $\frac{a\sin\alpha +b\cos\alpha }{c\sin\alpha +d\cos\alpha }$ bằng?
- A. $\frac{a+b}{c+d}m$
- B. $\frac{a+bm}{c+dm}$
C. $\frac{am+ b}{cm+ d}$
- D. $\frac{a+b}{m(c+d)}$
Câu 15: Chọn hệ thức sai trong các hệ thức sau:
A. $\frac{\sin\alpha }{\cos\alpha +\sin\alpha}- \frac{\cos\alpha}{\cos\alpha-\sin\alpha}= \frac{1-\cot^{2}\alpha}{1+\cot^{2}\alpha}$
- B. $\frac{1+ 2\sin\alpha\cos\alpha}{\sin^{2}\alpha-\cos^{2}\alpha}= \frac{\tan\alpha+1}{\tan\alpha- 1}$
- C. $\sin^{2}\alpha.\tan\alpha+\cos^{2}\alpha.\cot\alpha+ 2\sin\alpha\cos\alpha= \tan\alpha+\cot\alpha$
- D. $3(\sin^{4}\alpha+\cos^{4}\alpha)- 2(\sin^{6}\alpha+\cos^{6\alpha})= 1$
Câu 16: Cho $M= 3\sin x+4\cos x$ Chọn khẳng định đúng
- A. $M\geq -5$
B. $-5 \leq M \leq 5$
- C. $M \leq 5$
- D. $ 5< M$
Câu 17: Biểu thức
$\left [ \tan(\pi -x).\tan(\frac{3\pi }{2}+x) .\frac{1}{\cos^{2}(x-\frac{3\pi }{2})}-\cos(\frac{3\pi }{2}+x).\frac{1}{\sin(\pi -x)}\right ].\sin^{2}(2\pi -x)$
có giá trị bằng?
- A. $\sin^{2}x$
B. $\cos^{2}x$
- C. $\tan^{2}x$
- D. $\cot^{2}x$
Câu 18: Biểu thức:
$E= 2(\sin^{4}x+ \cos^{4}x+ \cos^{2}x\sin^{2}x)^{2}- (\sin^{8})x+\cos^{8}x) $
có giá trị bằng
A. 1
- B. 2
- C. -1
- D. -2
Câu 19: Xác định hệ thức sai trong các hệ thức sau:
- A. $\sin15^{\circ}+\tan30^{\circ}.\cos15^{\circ}= \frac{\sqrt{6}}{3}$
- B. $\cos^{2}x- 2\cos\alpha.\cos x.\cos(\alpha +x)= \sin^{2}\alpha $
C. $\sin^{2}x+2\sin(a-x).\sin x.\cos a+ \sin^{2}(a-x)= \cos^{2}a$
- D. $\frac{1+\tan^{2}x}{1+\cot^{2}x}= \tan^{2}x$
Câu 20: Nếu biết $\frac{\sin^{4}x}{a}+\frac{\cos^{4}x}{b}= \frac{1}{a+b}$ thì biểu thức $ \frac{\sin^{3}x}{a^{3}}+ \frac{\cos^{3}x}{b^{3}}$ bằng?
- A. $\frac{1}{a^{2}+ b^{2}}$
B. $\frac{1}{(a+b)^{3}}$
- C. $\frac{1}{a^{3}+b^{3}}$
- D. $\frac{1}{(a+b)^{2}}$
Bình luận