Lý thuyết trọng tâm toán 11 cánh diều bài 2: Các phép biến đổi lượng giác

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 11 cánh diều bài 2: Các phép biến đổi lượng giác. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

1. CÔNG THỨC CỘNG

HĐ1

a) Với a = $\frac{\pi }{6}$ ta có sina = sin$\frac{\pi }{6}$ = $\frac{1}{2}$; 

cosa = cos$\frac{\pi }{6}$ = $\frac{\sqrt{3}}{2}$

Với b = $\frac{\pi }{3}$ ta có sinb = sin$\frac{\pi }{3}$ = $\frac{\sqrt{3}}{2}$

cosb = cos$\frac{\pi }{3}$ = $\frac{1}{2}$ 

Ta có sin(a + b) = sin($\frac{\pi }{6}+\frac{\pi }{3}$) = sin$\frac{\pi }{2}$ = 1

sinacosb + cosasinb = $\frac{1}{2}.\frac{1}{2}+\frac{\sqrt{3}}{2}.\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{1}{4}+\frac{3}{4}$ = 1

Do đó sin(a + b) = sinacosb + cosasinb (vì cùng bằng 1).

b) Ta có: sin(a - b) = sin[a + (-b)]

= sinacos(-b) + cosasin(-b)  

= sinacosb + cosa(-sin b ) 

= sinacosb - cosasinb  

Công thức cộng

  • sin(a + b) = sinasinb + cosasinb
  • sin(a - b) = sinacosb - cosasinb

Ví dụ 1: (SGk – tr.16)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.16).

Luyện tập 1

Áp dụng công thức cộng ta có:

$sin\frac{\pi }{12}=sin\left ( \frac{\pi }{3}-\frac{\pi }{4} \right )$

$=sin\frac{\pi }{3}cos\frac{\pi }{4}-cos\frac{\pi }{3}sin\frac{\pi }{4}$

$=\frac{\sqrt{3}}{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}-\frac{1}{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{2}$

HĐ2

a) Ta có: cos(a + b) = sin($\frac{\pi }{2}$ - (a + b))

= sin(($\frac{1}{2}$ - a) - b)

= sin($\frac{1}{2}$ - a).cos b - cos($\frac{1}{2}$ - a).sin b  

=cos a .cos b - sin a .sin b  

Vậy cos(a + b) = cos a cos b - sin a sin b .

b) Ta có: cos (a - b) = cos[a + (-b)]

= cos a cos (-b) - sin a sin (-b)  

= cos a cos b - sin a (-sin b ) 

= cos a cos b + sin a sin b  

Vậy cos (a - b) = cos a cos b + sin a sin b .

Công thức

  • cos (a + b) = cos a cos b - sin a sin b
  • cos (a - b) = cos a cos b + sin a sin b

Ví dụ 2: (SGK – tr.17).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.17).

Luyện tập 2

Ta có: $cos15^{\circ} = cos\left ( 45^{\circ} - 30^{\circ} \right ) = cos45^{\circ}cos30^{\circ} + sin45^{\circ}sin30^{\circ} = \frac{\sqrt{6} + \sqrt{2}}{4}$

HĐ3

a) Khi các biểu thức đều có nghĩa, ta có:

$tan(a+b)=\frac{sin(a+b)}{cos(a+b)}$

$=\frac{sinacosb+cosasinb}{cosacosb-sinasinb}=\frac{\frac{sinacosb+cosasinb}{cosacosb}}{\frac{cosacosb-sinasinb}{cosacosb}}$

$=\frac{\frac{sina}{cosa}+\frac{sinb}{cosb}}{1-\frac{sina}{cosa}.\frac{sinb}{cosb}}=\frac{tana+tanb}{1-tanatanb}$

Vậy $tan(a+b)=\frac{tana+tanb}{1-tanatanb}$

b) Khi các biểu thức đều có nghĩa, ta có:

tan (a - b) = tan [a + (-b)]   

$=\frac{tana+tan(-b)}{1-tanatan(-b)}=\frac{tana-tanb}{1+tanatanb}$

Vậy tan (a - b) = tan (a - b) = $\frac{tana-tanb}{1+tanatanb}$

Công thức

  • tan (a + b) = $\frac{tana+tanb}{1-tanatanb}$
  • tan (a - b) = $\frac{tana-tanb}{1+tanatanb}$

(Khi các biểu thức đều có nghĩa)

Ví dụ 3: (SGK – tr.17)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.17).

Luyện tập 3

Ta có: $tan165^{\circ} = tan\left ( 135^{\circ} + 30^{\circ}\right ) = \frac{tan135^{\circ} + tan30^{\circ}}{1-tan135^{\circ}tan30^{\circ}} = -2  + \sqrt{3}$. 

2. CÔNG THỨC NHÂN ĐÔI

HĐ4

Ta có: sin 2a = sin (a + a) = sin a cos a + cos a sin a = 2sin a cos a  

cos 2a = cos (a + a) = cos a cos a - sin a sin a = $cos^{2}a-sin^{2}a$

Khi các biểu thức đều có nghĩa thì:

$tan2a=tan(a+a)=\frac{tana+tana}{1-tana.tana}=\frac{2tana}{1-tan^{2}a}$

Công thức

  • sin 2a = 2sin a cos a
  • cos 2a = $cos^{2}a-sin^{2}a$
  • tan 2a = $\frac{2tana}{1-tan^{2}a}$

Nhận xét

  • $cos2a=cos^{2}a-sin^{2}a=2cos^{2}a-1=1-2sin^{2}a$
  • $cos^{2}a=\frac{1+cos2a}{2};sin^{2}a=\frac{1-cos2a}{2}$ (công thức hạ bậc).

Ví dụ 4: (SGK – tr.18).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.18).

Luyện tập 4

Ta có: $tan^{2}\frac{a}{2} = 4 $

Áp dụng công thức: $1 + tan^{2}a = \frac{1}{cos^{2}a}$ ($a \neq \frac{\pi }{2} + k\pi , k \in \mathbb{Z})$ 

Ta có: $\frac{1}{cos^{2}\frac{a}{2}} - 1 = 4 \Leftrightarrow \frac{2}{1+ cosa} = 5 \Leftrightarrow cosa = -\frac{3}{5} \Leftrightarrow cos^{2}a = \frac{9}{25}$ 

Suy ra: $tan^{2}a = \frac{16}{9} \Leftrightarrow tana = \pm \frac{4}{3}$. 

Ví dụ 5: (SGK – tr.18).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.18).

Luyện tập 5

Ta có:

  • $sin^{2}\frac{\pi }{8} = \frac{1-cos\frac{\pi }{4}}{2} = \frac{2-\sqrt{2}}{4} \Leftrightarrow sin\frac{\pi }{8} = \sqrt{\frac{2-\sqrt{2}}{4}}=\frac{\sqrt{2-\sqrt{2}}}{2}$
  • $cos^{2}\frac{\pi }{8} = \frac{1+cos\frac{\pi }{4}}{2} = \frac{2+\sqrt{2}}{4} \Leftrightarrow cos\frac{\pi }{8} = \sqrt{\frac{2+\sqrt{2}}{4}}=\frac{\sqrt{2+\sqrt{2}}}{2}$

3. CÔNG THỨC BIẾN ĐỔI TÍCH THÀNH TỔNG

HĐ5.

Ta có: cos (a+b) + cos (a-b)

= (cos a cos b -sin a sin b) + (cos a cos b +sin a sin b) 

= (cos a cos b -sin a sin b) + (cos a cos b +sin a sin b)

= 2cos a cos b  

cos (a+b) - cos (a-b)

= (cos a cos b - sin a sin b) - (cos a cos b +sin a sin b) 

= cos a cos b - sin a sin b - cos a cos b - sin a sin b  

= -2sin a.sin b  

sin (a+b) + sin (a-b)

= (sin a cos b + cos a sin b) + (sin a cos b - cos a sin b) 

= sin a cos b + cos a sin b + sin a cos b - cos a sin b  

= 2sin a cos b  

Vậy

  • cos (a+b) + cos (a-b) = 2cos a cos b
  • cos (a+b) - cos (a-b) = -2sin a sin b  
  • sin (a+b) + sin (a-b) = 2sin a cos b  

Công thức biến đổi tích thành tổng

  • cos a cos b = $\frac{1}{2}$[cos (a+b) + cos (a-b)]
  • sin a sin b = -$\frac{1}{2}$[cos (a+b) - cos (a-b)] 
  • sin a cos b =$\frac{1}{2}$[sin (a+b) + sin (a-b)] 

Ví dụ 6: (SGK – tr.19).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.19).

Luyện tập 6

Áp dụng công thức biến đổi tích thành tổng, ta có:

$cos\frac{3a}{2}cos\frac{a}{2}=\frac{1}{2}[cos\left ( \frac{3a}{2}+\frac{a}{2} \right )+cos\left ( \frac{3a}{2}-\frac{a}{2} \right )]$

$=\frac{1}{2}\left [ cos2a+cosa \right ]$

Mà: $cos2a = 2cos^{2}a-1=2.\left (\frac{2}{3}  \right )^{2}-1=-\frac{1}{9}$

=> $cos\frac{3a}{2}cos\frac{a}{2} = \frac{5}{18}$. 

4. CÔNG THỨC BIẾN ĐỔI TỔNG THÀNH TÍCH

HĐ6.

Ta có: a + b = u; a - b = v

=> $a=\frac{u+v}{2};b=\frac{u-v}{2}$

Khi đó

  • cos u +cos v = cos (a+b) + cos (a-b) = 2cos a cos b = 2cos$\frac{u+v}{2}$cos$\frac{u-v}{2}$
  • cos u - cos v = cos (a+b) - cos (a-b) = -2sin a sin b = -2sin$\frac{u+v}{2}$sin$\frac{u-v}{2}$
  • sin u + sin v = sin (a+b) + sin (a-b) = 2sin a cos b = 2sin$\frac{u+v}{2}$cos$\frac{u-v}{2}$
  • sin u - sin v = sin (a+b) - sin (a-b) = 2sin b cos a = 2cos a sin b  = 2cos$\frac{u+v}{2}$ sin$\frac{u-v}{2}$

Công thức biến đổi tổng thành tích

  • cos u +cos v = 2cos$\frac{u+v}{2}$cos$\frac{u-v}{2}$
  • cos u - cos v = -2sin$\frac{u+v}{2}$sin$\frac{u-v}{2}$
  • sin u + sin v = 2sin$\frac{u+v}{2}$cos$\frac{u-v}{2}$
  • sin u - sin v = 2cos$\frac{u+v}{2}$ sin$\frac{u-v}{2}$

Ví dụ 7: (SGK – tr.19).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.19, 20).

Luyện tập 7

Áp dụng công thức biến đổi tổng thành tích ta có:

$D = \frac{sin\frac{7\pi }{9}+sin\frac{\pi }{9}}{cos\frac{7\pi }{9}-cos\frac{\pi }{9}} = \frac{2sin\frac{\frac{7\pi }{9}+\frac{\pi }{9}}{2}cos\frac{\frac{7\pi }{9}-\frac{\pi }{9}}{2}}{-2sin\frac{\frac{7\pi }{9}+\frac{\pi }{9}}{2}sin\frac{\frac{7\pi }{9}-\frac{\pi }{9}}{2}} = -cot\frac{\pi }{3} = -\frac{\sqrt{3}}{3}$

Ví dụ 8: (SGK – tr.20).

Hướng dẫn giải (SGK – tr.20).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 11 CD bài 2: Các phép biến đổi lượng giác, kiến thức trọng tâm toán 11 cánh diều bài 2: Các phép biến đổi lượng giác, Ôn tập toán 11 cánh diều bài Các phép biến đổi lượng giác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác