Giải VNEN toán đại 6 bài 7: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số - Luyện tập
Giải bài 7: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số - Luyện tập - Sách hướng dẫn học toán 6 tập 2 trang 23. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
Tính bằng cách nhanh nhất:
a) 815 + [95 + (-815)];
b) 315 + [135 + (-315) + (-35)].
Em đã áp dụng tính chất cơ bản nào của phép cộng số nguyên đển thực hiện yêu cầu trên. Hãy viết lại các tính chất đó.
Trả lời:
a) 815 + [95 + (-815)] = 815 + 95 - 815 = (815 - 815) + 95 = 0 + 95 = 95;
b) 315 + [135 + (-315) + (-35)] = 315 + 135 - 315 - 35 = (315 - 315) + (135 - 35) = 0 + 100 = 100.
Các tính chất đã áp dụng: Tính chất giao hoán, Tính chất kết hợp; Cộng với số 0.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tính và so sánh kết quả của:
a) $\frac{2}{5} + \frac{-3}{4}$ và $\frac{-3}{4} + \frac{2}{5}$.
b) $(\frac{1}{3} + \frac{-1}{2}) + \frac{3}{5}$ và $\frac{1}{3} + (\frac{-1}{2} + \frac{3}{5})$.
Nêu nhận xét về các biểu thức trong mỗi ý trên.
Trả lời:
a) $\frac{2}{5} + \frac{-3}{4} = \frac{8}{20} + \frac{-15}{20} =\frac{-7}{20}$.
$\frac{-3}{4} + \frac{2}{5} = \frac{-15}{20} + \frac{8}{20} = \frac{-7}{20}$.
b) $(\frac{1}{3} + \frac{-1}{2}) + \frac{3}{5} = (\frac{2}{6} + \frac{-3}{6}) + \frac{3}{5} = \frac{-1}{6} + \frac{3}{5} = \frac{-5}{30} + \frac{18}{30} = \frac{13}{30}$.
$\frac{1}{3} + (\frac{-1}{2} + \frac{3}{5}) = \frac{1}{3} + (\frac{-5}{10} + \frac{6}{10}) = \frac{1}{3} + \frac{1}{10} = \frac{10}{30} + \frac{3}{30} = \frac{13}{30}$.
Nhận xét:
- Trong biểu thức a) Các số hạng trong mỗi biểu thức đổi chỗ cho nhau như tổng không đổi.
- Trong biểu thức b, ta thực hiện cộng hai số hạng bất kì trong cùng một tổng trước rồi cộng với số hạng còn lại nhưng tổng vẫn không thay đổi.
2. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 24)
3. a) Đọc các tính tổng sau và viết cụm từ thích hợp vào chỗ trống để giải thích cho cách làm:
$A = \frac{-3}{4}\;+\;\frac{2}{7}\;+\;\frac{-1}{4}\;+\;\frac{3}{5}\;+\;\frac{5}{7}$.
$A = \frac{-3}{4}\;+\;\frac{-1}{4}\;+\;\frac{2}{7}\;+\;\frac{5}{7}\;+\;\frac{3}{5}$. (tính chất ...)
$A = (\frac{-3}{4}\;+\;\frac{-1}{4})\;+\;(\frac{2}{7}\;+\;\frac{5}{7})\;+\;\frac{3}{5}$. (tính chất ...)
$A = (-1)\; +\; 1\; +\; \frac{3}{5}$.
$A = 0\;+\;\frac{3}{5}$.
$A = \frac{3}{5}$ (cộng với ...).
b) Tính nhanh giá trị mỗi biểu thức sau:
$B = \frac{-3}{17}\;+\;\frac{11}{23}\;+\;\frac{-14}{17}\;+\;\frac{4}{29}\;+\;\frac{12}{23}$.
$C = \frac{-1}{2}\;+\;\frac{3}{21}\;+\;\frac{-4}{12}\;+\;\frac{-5}{30}$.
Trả lời:
a) Chỗ trống thứ nhất: Tính chất Giao hoán.
Chỗ trống thứ hai: Tính chất Kết hợp.
Chỗ trống thứ ba: Cộng với số 0.
b)
- $B = \frac{-3}{17}\;+\;\frac{11}{23}\;+\;\frac{-14}{17}\;+\;\frac{4}{29}\;+\;\frac{12}{23}$.
$B = \frac{-3}{17}\;+\;\frac{-14}{17}\;+\;\frac{4}{29}\;+\;\frac{12}{23}\;+\;\frac{11}{23}$. (Tính chất giao hoán)
$B = (\frac{-3}{17}\;+\;\frac{-14}{17})\;+\;\frac{4}{29}\;+\;(\frac{12}{23}\;+\;\frac{11}{23})$. (Tính chất kết hợp)
$B = (-1)\;+\;\frac{4}{29}\;+\;1$.
$B = (-1)\;+\;1\;+\;\frac{4}{29}$ (Tính chất giao hoán)
$B = 0\;+\;\frac{4}{29}$.
$B = \frac{4}{29}$. (Cộng với 0)
- $C = \frac{-1}{2}\;+\;\frac{3}{21}\;+\;\frac{-4}{12}\;+\;\frac{-5}{30}$.
$C = \frac{-1}{2}\;+\;\frac{1}{7}\;+\;\frac{-1}{3}\;+\;\frac{-1}{6}$. (Rút gọn phân số)
$C = \frac{-1}{2}\;+\;\frac{-1}{3}\;+\;\frac{-1}{6}\;\frac{1}{7}$. (Tính chất giao hoán)
$C = (\frac{-1}{2}\;+\;\frac{-1}{3}\;+\;\frac{-1}{6})\;+\;\frac{1}{7}$. (Tính chất kết hợp)
$C = (\frac{-3}{6}\;+\;\frac{-2}{6}\;+\;\frac{-1}{6})\;+\;\frac{1}{7}$.
$C = (-1)\;+\;\frac{1}{7} = \frac{-7}{7} \;+\; \frac{1}{7} = \frac{-6}{7}$.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận