Giải VNEN toán 6 bài 9: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số

Giải bài 9: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số- Sách VNEN toán 6 tập 1 trang 31. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A.B.Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức

1.a) Đọc và làm quen

Người ta viết gọn tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân, ví dụ

5 + 5 + 5 = 5. 3

Đối với tích của nhiều thừa số bằng nhau, ví dụ 5.5.5.5 ta có thể viết gọn như thế nào?

   b) Đọc kĩ nội dung sau

Tích (phép nhân) của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a, được gọi là lũy thừa bậc n của a. Kí hiệu là: $a^{n}$ = a.a.....a (n số và n $\neq $ 0). $a^{n}$ đọc là a mũ n hoặc a lũy thừa n hoặc lũy thừa bậc n của a. Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ. Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.

   c) Đọc và điền vào ô trống trong bảng:

- Đọc $5^{4}$ là "5 luỹ thừa bốn" hay "5 mũ bốn", trong đó 5 là cơ số, còn 4 là số mũ.

- Đọc các luỹ thừa sau và nói đâu là cơ số, đâu là số mũ:  $3^{4}$; $4^{3}$.

- Điền vào các ô trống trong bảng dưới đây:

Luỹ thừa

Cơ số

Số mũ

Giá trị của luỹ thừa

$3^{3}$

 

 

 

$2^{5}$

 

 

 

$6^{2}$

 

 

 

d. Hãy nối các số và biểu thức có giá trị bằng nhau

$5^{2}$        $4^{3}$         64           5.5

$9^{2}$         $3^{4}$       25

e. Đọc kĩ nội dung sau

  • $a^{2}$ được gọi là a bình phương hay bình phương của a.
  • $a^{3}$ được gọi là a lập phương hay lập phương của a.
  • Quy ước $a^{1}$ = a

2. a. Thực hiện các hoạt động sau

Tính và so sánh giá trị của biểu thức

TínhTínhSo sánh
$3^{2}.3^{3}$$3^{5}$$3^{2}.3^{3}$...$3^{5}$
$2^{3}.2^{4}$$2^{7}$$2^{3}.2^{4}$...$2^{7}$

Nhận xét về quan hệ giữa các số mũ trong từng cặp của biểu thức vừa được so sánh.

b. Đọc kĩ nội dung sau

  • Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.

                        $a^{m}$. $a^{n}$ = $a^{m+n}$

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 33 toán VNEN 6 tập 1

Điền vào các ô trống trong bẳng sau

Lũy thừaCơ sốSố mũGiá trị lỹ thừa
$2^{3}$238
$4^{5}$   
$3^{4}$   
 5 125

Câu 2 Trang 33 toán VNEN 6 tập 1

Điền dâu "x" vào các ô thích hợp 

CâuĐúngSai
a. $2^{4}. 2^{2} = 2^{5}$  
b. $2^{3}. 2^{2} = 2^{5}$  
c.$5 ^{4}. 5 = 5^{4}$  

Câu 3 Trang 33 toán VNEN 6 tập 1

Bằng cách dùng lũy thừa hãy viết gọn các tích sau

a. 4. 4. 4. 4. 4            b. 3. 3. 3. 5. 5. 5

Câu 4 Trang 33 toán VNEN 6 tập 1

Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa

a.$3^{5}. 3^{4} $                 b.$ 5^{3}. 5^{5}$             c.$2^{5}. 2$

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Trang 34 toán VNEN 6 tập 1

Tìm các số từ 1 đến 30 sao cho nó là

a) Bình phương của một số tự nhiên;

b) Lập phương của một số tự nhiên.

Câu 2: Trang 34 toán VNEN 6 tập 1

Viết các số sau dưới dạng lũy thừa của 10:

100;   1000;  10000;  1000000;  1000000000.

Câu 3: Trang 34 toán VNEN 6 tập 1

Bài toán cổ: Hạt thóc và bàn cờ

Sau khi phát minh ra bàn cờ, nhà phát minh được Vua cho phép tự chọn phần thưởng cho mình.Ông ta vốn là một người rất thông minh bèn xin với Vua: với ô thứ nhất xin thưởng một hạt thóc, ô thứ hai là 2 hạt, ô thứ 3 xin 4 hạt, và cứ như vậy ô sau xin thưởng số hạt thóc gấp đôi ô trước. Nhà Vua không hiểu biết về số học nên cho đó là phần thưởng rẻ mạt và nhanh chóng đồng ý, lệnh cho người giữ kho đếm và mang thóc cho nhà phát minh. Tuy nhiên, nhà giữ kho sau hơn một tuần tính toán tổng số thóc đã cho nhà Vua thấy không cách nào có thể ban cho nhà phát minh phần thưởng đó.

Giải câu 3 phần D trang 34 toán VNEN 6 tập 1

Người ta tính được tổng số thóc này nặng khoảng 461 tỉ tấn.

Với cách thưởng của nhà Vua như vậy tì ở ô cuối cùng số hạt thóc sẽ được viết dưới dạng lũy thừa như thế nào?

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Câu 1 Trang 34 toán VNEN 6 tập 1

Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, người lớn và internet rồi viết gần đúng khối lượng (theo ki-lô-gam) của Trái Đất, Mặt Trăng dưới dạng lũy thừa của 10.

Câu 2 Trang 34 toán VNEN 6 tập 1

Có phải: $(a^{m})^{n}$ = $a^{m.n}$; $(a.b)^{m}$ = $a^{m}$.$b^{m}$ ( a ≠ 0, b ≠ 0; m, n là số tự nhiên)?

Từ khóa tìm kiếm: Toán lớp 6 Tập 1 bài 9: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, bài 9: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số tự nhiên sách VNEN giải Toán lớp 6 Tập 1 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều