Giải VNEN toán đại 6 bài 4: Quy đồng mẫu nhiều phân số - Luyện tập

Giải bài 4: Quy đồng mẫu nhiều phân số - Luyện tập - Sách hướng dẫn học toán 6 tập 2 trang 13. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. B Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức

1. a) - Tìm năm bội chung của 5 và 8.

- Vận dụng tính chất cơ bản của phân số, hãy điền số thích hợp vào ô trống:

Giải VNEN toán đại 6 bài 4: Quy đồng mẫu nhiều phân số - Luyện tập

Quan sát và nêu nhận xét về hai phân số lần lượt bằng phân số $\frac{-3}{5}$ và $\frac{-5}{8}$ ở mỗi cột trong bảng trên sau khi đã điền vào ô trống.

b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 13)

c) Điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành quy đồng mẫu hai phân số $\frac{-1}{6}$ và $\frac{5}{8}$:

  • Ta có 48 là một bội chung của 6 và 8;

48 : 6 = ...;                                                                                         48 : 8 = ....

Khi đó: $\frac{-1}{6} = \frac{-1\times 8}{6\times ...} = \frac{...}{48}$ và $\frac{5}{8} = \frac{5\times ...}{8\times 6} = \frac{30}{...}$

  • Ta có BCNN(6, 8) = ...

... : 6 = 4;                                  ... : 8 = 3.

Khi đó: $\frac{-1}{6} = \frac{-1\times 4}{6\times ...} = \frac{...}{24}$ và $\frac{5}{8} = \frac{5\times ...}{8\times 3} = \frac{15}{...}$.

Trả lời:

a) - Năm bội chung của 5 và 8 là: 40; 80; 120; 160; 200;

Giải VNEN toán đại 6 bài 4: Quy đồng mẫu nhiều phân số - Luyện tập

Nhận xét: Hai phân số lần lượt bằng phân số $\frac{-3}{5}$ và $\frac{-5}{8}$ ở mỗi cột trong bảng có mẫu số bằng nhau.

c) 

  • Ta có 48 là một bội chung của 6 và 8;

48 : 6 = 8;                                                                                         48 : 8 = 6.

Khi đó: $\frac{-1}{6} = \frac{-1\times 8}{6\times 8} = \frac{-8}{48}$ và $\frac{5}{8} = \frac{5\times 6}{8\times 6} = \frac{30}{48}$

  • Ta có BCNN(6, 8) = 24

24 : 6 = 4;                                  24 : 8 = 3.

Khi đó: $\frac{-1}{6} = \frac{-1\times 4}{6\times 4} = \frac{-4}{24}$ và $\frac{5}{8} = \frac{5\times 3}{8\times 3} = \frac{15}{24}$.

2. a) Đọc nội dung sau và trao đổi với bạn để đưa ra nhận xét về cách quy đồng mẫu nhiều phân số (sgk trang 14)

b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 14)

c) Viết dưới dạng phân số với mẫu dương (đối với phân số có mẫu âm) và quy đồng mẫu các phân số: $\frac{3}{44};\;\frac{11}{18};\;\frac{5}{-36}$.

Trả lời:

a) Cách quy đồng mẫu nhiều phân số:

Bước 1: Tìm BCNN của các mẫu số.

Bước 2: Lần lượt chia BCNN cho các mẫu số để tìm thừa số phụ tương ứng.

Bước 3: Nhân các phân số với thừa số phụ vừa tìm được.

c)

Phân số với mẫu dương là: $\frac{-5}{36}$.

- TÌm BCNN: BCNN(44; 18; 36) = 396;

- Tìm thừa số phụ: 396 : 44 = 9; 396 : 18 = 22; 396 : 36 = 11;

- Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng:

  • $\frac{3}{44} = \frac{3\times 9}{44\times 9} = \frac{27}{396}$;
  • $\frac{-11}{18} = \frac{-11\times 22}{18\times 22} = \frac{242}{396}$;
  • $\frac{-5}{36} = \frac{-5\times 11}{36\times 11} = \frac{55}{396}$;

B. Bài tập và hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 15 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

a) Quy đồng mẫu các phân số sau: $\frac{-5}{16};\;\frac{7}{24};\;\frac{-21}{56}$.

b) Trong các phân số $\frac{-5}{16};\;\frac{7}{24};\;\frac{-21}{56}$, phân số nào chưa tối giản?

Từ đó hãy nêu quy tắc quy đồng mẫu các phân số $\frac{-5}{16};\;\frac{7}{24};\;\frac{-21}{56}$.

Câu 2: Trang 15 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Quy đồng mẫu các phân số sau

a) $\frac{3}{8}$ và $\frac{7}{27}$;                     b) $\frac{-5}{9}$ và $\frac{4}{25}$;                       c) $\frac{1}{11}$ và -6;                       d) $\frac{13}{120}$ và $\frac{7}{40}$;

e) $\frac{14}{146}$ và $\frac{6}{13}$;                                  g) $\frac{-7}{30}$; $\frac{13}{60}$; $\frac{13}{60}$                               h) $\frac{-17}{60}$; $\frac{-5}{18}$; $\frac{64}{90}$.

Câu 3: Trang 15 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Hai phân số sau có bằng nhau không? Hãy giải thích.

a) $\frac{-5}{14}$ và $\frac{25}{-70}$.                                                 b) $\frac{-6}{102}$ và $\frac{-9}{153}$.

Câu 4: Trang 15 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Quy đồng mẫu các phân số

a) $\frac{3}{20};\;\frac{-11}{-30};\;\frac{-7}{15}$;                         b) $\frac{6}{35};\;\frac{27}{180};\;\frac{-3}{-28}$.

D. Hoạt động vận dụng

Người Ai Cập cổ đại đã có một hệ thống ghi số (xem hình dưới)

Giải phần D trang 15 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Họ phát triển một phương pháp để viết các phân số có tử số bằng 1 với biểu tượng hình cái miệng Giải phần D trang 15 sách toán VNEN lớp 6 tập 2, chẳng hạn như:

Giải phần D trang 15 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Với các phân số thường xuyên sử dụng, họ đã phát triển các trữ tượng hình đặc biệt:

Giải phần D trang 15 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Hỏi kí hiệu Giải phần D trang 15 sách toán VNEN lớp 6 tập 2 khi viết ở dạng phân số thì nó có bằng phân số $\frac{18}{27}$ không?

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Câu 1: Trang 16 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Hai bức ảnh sau chụp những di tích nào?

Giải câu 1 trang 16 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

CHo dãy các phân số sau:

N. $\frac{1}{5};\;\frac{3}{10};\;\frac{2}{5};\;...$                                  M. $\frac{2}{3};\;\frac{3}{4};\;\frac{5}{6};\;...$

H. $\frac{1}{6};\;\frac{1}{4};\;\frac{1}{3};\;...$                                    S. $\frac{2}{9};\;\frac{5}{18};\;\frac{1}{3};\;...$

Y. $\frac{1}{20};\;\frac{1}{8};\;\frac{1}{5};\;...$                                   A. $\frac{1}{7};\;\frac{5}{14};\;\frac{4}{7};\;...$

O. $\frac{9}{20};\;\frac{3}{5};\;\frac{3}{4};\;...$                                  I. $\frac{1}{18};\;\frac{2}{9};\;\frac{7}{18};\;...$

Hãy quy đồng mẫu các phân số của từng dãy rồi đoán nhận phân số thứ tuwcuar dãy đó; viết nó dưới dạng phân số tối giản rồi viết chữ cái của dãy đó vào ô tương ứng với phân số ấy ở hình dưới đây. Khi đó, các em sẽ biết được hai địa danh của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Chẳng hạn, ở dãy đầu có ghi chữ N, quy đồng mẫu ta được $\frac{2}{10};\;\frac{3}{10};\;\frac{4}{10}$ nên phân số thứ tư sẽ là $\frac{5}{10}$. Nó có dạng tối giản $\frac{1}{2}$, do đó ta điền chữ N vào hai ô tương ứng trên hình dưới.

Giải câu 1 trang 16 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Câu 2: Trang 17 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Tìm phân số có mẫu số bằng 7. Biết rằng khi công tử với 16, nhâu mẫu với 5 thì giá trị của phân số không đổi.

Từ khóa tìm kiếm: giải bài quy đồng mẫu nhiều phân số, luyện tập, quy đồng mẫu nhiều phân số, luyện tập trang 13 vnen toán 6, bài 4 sách vnen toán 6 tập 2, giải sách vnen toán 6 tập 2 chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều