Giải SBT Toán 8 Cánh diều bài Bài tập cuối chương V

Giải chi tiết sách bài tập Toán 8 Cánh diều bài: Bài tập cuối chương V. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 37 trang 103 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình bình hành ABCD có $\widehat{A}=3\widehat{B}$. Số đo các góc của hình bình hành ABCD là:

A. $\widehat{A}=\widehat{C}$= 120°, $\widehat{B}=\widehat{D}$ = 60°.

B. $\widehat{A}=\widehat{D}$ = 45°, $\widehat{B}=\widehat{C}$ = 135°.

C. $\widehat{A}=\widehat{C}$ = 135°, $\widehat{B}=\widehat{D}$ = 45°.

D. $\widehat{A}=\widehat{D}$ = 135°, $\widehat{B}=\widehat{C}$ = 45°.

Bài tập 38 trang 103 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng 8 cm. Độ dài đường chéo AC là:

A. 4$\sqrt{2}$ cm.          B. 8$\sqrt{2}$ cm.           C. 2$\sqrt{8}$ cm.           D. 4$\sqrt{8}$ cm.

Bài tập 39 trang 103 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho tứ giác ABCD có E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Điều kiện của tứ giác ABCD để tứ giác EFGH là hình chữ nhật là:

A. BD = AC.                 B. AB ⊥ BC.                  C. BD ⊥ AC.                 D. AB = CD.

Bài tập 40 trang 103 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Một công ty dự định làm một đường ống dẫn từ một nhà máy ở địa điểm C trên bờ đến một địa điểm B trên biển. Khoảng cách giữa địa điểm A trên đảo với địa điểm B, địa điểm C lần lượt là 9 km, 15 km; AB vuông góc với BC (minh hoạ ở Hình 27). Giá làm 1 km đường ống là 5 000 đô la Mỹ. Hỏi chi phí làm đường ống từ địa điểm C đến địa điểm B là bao nhiêu đồng? 

Biết 1 đô la Mỹ bằng 23 635 đồng (ngày 01/01/2023 theo nguồn https://www.google.com/finance/quote).

Bài tập 41 trang 104 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Kẻ HJ vuông góc với AB tại J và HK vuông góc với AC tại K. Trên tia HJ lấy điểm D sao cho DJ = JH. Trên tia HK lấy điểm E sao cho EK = KH.

a) Chứng minh A là trung điểm của DE.

b) Tứ giác AJHK là hình gì? Vì sao?

c) Chứng minh BC = BD + CE.

Bài tập 42 trang 104 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, $\widehat{D}$ = 45°. Kẻ AH vuông góc với CD tại H. Lấy điểm E thuộc cạnh CD sao cho HE = DH.

a) Chứng minh tứ giác ABCE là hình bình hành.

b) Đường thẳng qua D và song song với AE cắt AH tại F. Tứ giác ADFE là hình gì? Vì sao?

c*) Tìm điều kiện của hình thang cân ABCD để E là trung điểm của BF (bỏ qua giả thiết $\widehat{D}$ = 45°).

Bài tập 43 trang 104 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, AD.

a) Chứng minh tứ giác MBND là hình bình hành.

b) Gọi P là giao điểm của AM và BN, Q là giao điểm của CN và DM. Chứng minh tử giác PMQN là hình chữ nhật.

c*) Tìm điều kiện của hình bình hành ABCD để tứ giác PMQN là hình vuông. 

d) Tính diện tích của tứ giác PMQN, biết AB = 2 cm, $\widehat{MAD}$ = 30.

Bài tập 44 trang 104 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình vuông ABCD. Lấy điểm M thuộc đường chéo BD. Kẻ ME vuông góc với AB tại E, MF vuông góc với AD tại F.

a) Chứng minh: DE = CF, DE ⊥ CE.

b*) Chứng minh ba đường thẳng DE, BF, CM cùng đi qua một điểm.

c*) Xác định vị trí của điểm M trên đường chéo BD để diện tích của tứ giác AEMF lớn nhất.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Toán 8 cánh diều, Giải SBT Toán 8 CD, Giải sách bài tập Toán 8 Cánh diều bài Bài tập cuối chương V

Bình luận

Giải bài tập những môn khác