Giải bài tập 44 trang 104 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:
Bài tập 44 trang 104 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:
Cho hình vuông ABCD. Lấy điểm M thuộc đường chéo BD. Kẻ ME vuông góc với AB tại E, MF vuông góc với AD tại F.
a) Chứng minh: DE = CF, DE ⊥ CE.
b*) Chứng minh ba đường thẳng DE, BF, CM cùng đi qua một điểm.
c*) Xác định vị trí của điểm M trên đường chéo BD để diện tích của tứ giác AEMF lớn nhất.
Gọi H là giao điểm của DE và CF, K là giao điểm của CM và EF (Hình 60).
Do ABCD là hình vuông nên ta có:
$\widehat{DAB}$ = 90°, CD = DA, $\widehat{ADB}=\widehat{ABD}=\widehat{DBC}$ = 45°.
a) Do MF ⊥ AD nên tam giác FDM vuông tại F.
Do FM ⊥ AD, DC ⊥ AD nên FM // CD => $\widehat{FMD}=\widehat{MDC}$ (hai góc so le trong).
Mà $\widehat{FDM}=\widehat{MDC}$ (do ABCD là hình vuông nên DM là phân giác góc ADC).
=> $\widehat{FDM}=\widehat{FMD}$ nên ∆FDM vuông cân tại F
=> FM = DF.
Tứ giác AEMF có $\widehat{MFA}=\widehat{FAE}=\widehat{AEM}$ = 90° nên AEMF là hình chữ nhật => AE = FM.
Do đó AE = DF (vì cùng bằng FM).
∆ADE = ∆DCF (c.g.c) => DE = CF, $\widehat{AED}=\widehat{DFC}$.
Trong tam giác ADE vuông tại A, ta có: $\widehat{AED}+\widehat{ADE}$ = 90°.
=> $\widehat{DFC}+\widehat{ADE}$ = 90° hay $\widehat{DFH}+\widehat{FDH}$ = 90°.
Vậy DE ⊥ CF.
b*) Tương tự câu a, ta chứng minh được BF ⊥ CE.
∆ABM = ∆CBM (c.g.c) => AM = CM.
Mà EF = AM (vì AEMF là hình chữ nhật) => EF = CM.
∆DEF = ∆FCM (c.c.c) => $\widehat{DEF}=\widehat{FCM}$ hay $\widehat{FEH}=\widehat{FCK}$.
Trong tam giác HEF vuông tại H, ta có $\widehat{FEH}+\widehat{EFH}$ = 90°.
Suy ra $\widehat{FCK}+\widehat{EFH}$ = 90° hay $\widehat{FCK}=\widehat{KCF}$ = 90°.
Từ đó, ta tính được $\widehat{CKF}$ = 90°. Do đó CK ⊥ EF.
Trong tam giác CEF, ta có: DE ⊥ CF, BF ⊥ CE, CM ⊥ EF nên ba đường thẳng DE, BF, CM là các đường cao của tam giác CEF.
Vậy ba đường thẳng DE, BF, CM cùng đi qua một điểm.
c*) Chu vi của hình chữ nhật AEMF là: 2(AE + AF) = 2(DF + AF) = 2AD.
Mà AD không đổi nên chu vi của hình chữ nhật AEMF không đổi.
Do đó, diện tích của tứ giác AEMF lớn nhất khi AEMF là hình vuông. => ME = MF.
Khi đó ∆BEM = ∆DFM (cạnh góc vuông - góc nhọn kề) => BM = DM hay M là trung điểm của BC.
Vậy với M là trung điểm của BC thì diện tích của tứ giác AEMF lớn nhất.
Xem toàn bộ: Giải SBT Toán 8 Cánh diều bài Bài tập cuối chương V
Bình luận