Giải bài tập 41 trang 104 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:
Bài tập 41 trang 104 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Kẻ HJ vuông góc với AB tại J và HK vuông góc với AC tại K. Trên tia HJ lấy điểm D sao cho DJ = JH. Trên tia HK lấy điểm E sao cho EK = KH.
a) Chứng minh A là trung điểm của DE.
b) Tứ giác AJHK là hình gì? Vì sao?
c) Chứng minh BC = BD + CE.
a) Xét ∆ADJ vuông tại J và ∆AHJ vuông tại J có: DJ = HJ (giả thiết), AJ là cạnh chung.
Do đó ∆ADJ = ∆AHJ (hai cạnh góc vuông)
=> AD = AH và $\widehat{JAD}=\widehat{JAH}$.
Tương tự ta cũng chứng minh được ∆AHK = ∆AEK (hai cạnh góc vuông)
=> AH = AE và $\widehat{KAH}=\widehat{KAE}$
Ta có: $\widehat{JAD}+\widehat{JAH}+\widehat{KAH}+\widehat{KAE}$ = 2.( $\widehat{JAH}=\widehat{KAH}$) = 2 $\widehat{JAK}$ = 2.90° = 180°.
Hay $\widehat{DAE}$ = 180° nên ba điểm D, A, E thẳng hàng.
Lại có AD = AH và AH = AE nên AD = AE.
Do đó A là trung điểm của DE.
b) Ta có AB ⊥ DH tại J nên $\widehat{AJH}$ = 90°.
AC ⊥ HE tại K nên $\widehat{AKH}$ = 90°.
Xét tứ giác AJHK có $\widehat{AJH}=\widehat{JAK}=\widehat{AKH}$ = 90°.
=> AJHK là hình chữ nhật.
c) Xét ∆BDJ vuông tại J và ∆BHJ vuông tại J có: DJ = HJ (giả thiết), BJ là cạnh chung.
Do đó ∆BDJ = ∆BHJ (hai cạnh góc vuông) => BD = BH (hai cạnh tương ứng).
Tương tự, ta cũng có ∆CHK = ∆ CEK (hai cạnh góc vuông) => CH = CE (hai cạnh tương ứng).
Khi đó BC = BH + CH = BD + CE.
Vậy BC = BD + CE.
Xem toàn bộ: Giải SBT Toán 8 Cánh diều bài Bài tập cuối chương V
Bình luận