Đề thi thử lên lớp 10 môn toán lần 3 năm 2017 của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ

Chỉ còn khoảng thời gian ngắn nữa là diễn ra kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm 2017. Đây là thời gian gấp rút để các bạn ôn luyện và có các bí kíp riêng cho mình.Dưới đây là một dạng đề thi vào 10 theo chương trình nâng cao. Đề thi dành cho những bạn muốn ôn tập vào trường chuyên.Và đây là đề thi thử lần cuối của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ trước kỳ thi tuyển vào 10 sắp tới. Hi vọng rằng, nó sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức 1 cách tổng quát nhất.Chúc các bạn có một kỳ thi may mắn đạt kết quả cao !

Đề thi thử lên lớp 10 môn toán lần 3 năm 2017 của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ

Đề thi thứ vào 10 môn Toán năm 2017  Trường Chuyên Nguyễn Huệ Lần 3

Ngày thi : 05 - 05 - 2017

Thời gian làm bài : 150 phút ( Không kể thời gian phát đề )

Bài 1 : ( 2 điểm )

Cho biểu thức : $P=(\frac{x\sqrt{x}-1}{x-\sqrt{x}}-\frac{x\sqrt{x}+1}{x+\sqrt{x}}):\frac{2(x-2\sqrt{x}+1)}{x-1}$   (  $x>0;x\neq 1$  )

a.  Rút gọn P.

b.  Tìm các giá trị của x để P có giá trị nguyên .

Bài 2 : ( 2 điểm )

Gọi đồ thị hàm số $y=x^{2}$ là parabol (P), đồ thị hàm số $y=(m+4)x-2m-5$  là đường thẳng (d).

a.  Tìm giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt.

b.  Khi (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt E và F có hoành độ lần lượt là $x_{1};x_{2}$ . Tìm các giá trị của m sao cho  $x_{1}^{3}+x_{2}^{3}=0$ .

Bài 3 : ( 3 điểm )

Cho đường tròn (O) đường kính AB. Gọi M là điểm thuộc cung AB ( $M\neq A,M\neq B$ ) và I là điểm thuộc đoạn OA ( $I\neq O,I\neq A$ ). Trên nửa mặt phẳng bờ AB có chứa điểm M, kẻ các tia tiếp tuyến Ax, By với đường tròn (O). Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với IM, đường thẳng này cắt Ax, By lần lượt tại C và D. Gọi E là giao điểm của AM với IC, F là giao điểm của BM với ID.

Chứng minh rằng:

a.  Tứ giác MEIF là tứ giác nội tiếp .

b.  EF // AB .

Bài 4 : ( 2 điểm )

Dựng tam giác ABC với trung tuyến AM có độ dài bằng một đoạn thẳng m cho trước ,và các góc MAB và MAC lần lượt bằng những góc $\alpha $ và $\beta  $ cho trước. 

Bài 5 : ( 1 điểm )

Cho phương trình : x + $2\sqrt{(x-1)}$ – m² + 6m – 11 = 0, m là tham số.

Chứng minh rằng phương trình có nghiệm với mọi giá trị của m.

 

- - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác