Dễ hiểu giải Địa lí 10 cánh diều bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp
Giải dễ hiểu bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 24. ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Công nghiệp khai thác than và dầu khí
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 24.1, hãy:
- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác than.
- Giải thích sự phân bố của ngành này và sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo.
Giải nhanh:
* Vai trò: Cung cấp nhiên liệu chính cho sản xuất điện, luyện kim và hóa chất.
* Đặc điểm: Ngành công nghiệp lâu đời, đa dạng về loại than, kỹ thuật khai thác thay đổi theo thời gian.
* Phân bố: Chủ yếu ở Bắc bán cầu, tập trung lớn nhất ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ. Việt Nam khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh.
* Vấn đề: Là tài nguyên không tái tạo, gây ô nhiễm.
* Xu hướng: Cần thay thế bằng năng lượng sạch.
Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 24.2, hãy:
- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác dầu khí.
- Giải thích sự phân bố của công nghiệp khai thác dầu mỏ và sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo.
Giải nhanh:
- Vai trò: Nguồn năng lượng chính cho sản xuất, giao thông, hóa chất và thực phẩm.
- Đặc điểm: Năng suất nhiệt cao, dễ sử dụng, vận chuyển và chế biến thành nhiều sản phẩm.
- Phân bố: Toàn cầu, tập trung ở các nước Trung Đông, Mỹ, Nga.
- Vấn đề: Gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Xu hướng: Cần chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Công nghiệp điện lực
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 24.3, hãy:
- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực.
- Giải thích vì sao công nghiệp điện lực lại tập trung ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa.
Giải nhanh:
- Vai trò: Động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đặc điểm: Nguồn năng lượng đa dạng (nhiệt điện, thủy điện, nguyên tử, tái tạo), yêu cầu đầu tư lớn, cơ cấu khác nhau giữa các nước.
- Sự phân bố: Sản lượng điện bình quân đầu người ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa như Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Ô-xtray-li-a,… cao hơn các nước khác.
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và đời sống, cùng với khả năng tiếp cận vốn và công nghệ hiện đại, đã khiến các nước phát triển và công nghiệp hóa trở thành trung tâm của ngành điện lực.
Công nghiệp khai thác quặng kim loại
Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại và tác động của nó đến môi trường.
Giải nhanh:
- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp.
- Đặc điểm:
- Quặng kim loại rất đa dạng về loại.
- Hàm lượng kim loại trong quặng thường thấp và phân bố không đồng đều.
- Việc khai thác gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi công nghệ cao và tốn kém.
- Tác động:
- Gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
- Gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).
Công nghiệp điện tử - tin học
Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học, giải thích sự phân bố của ngành này và nhận xét tác động của nó đến môi trường.
Giải nhanh:
- Vai trò ngành công nghiệp điện tử - tin học:
- Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại.
- Góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới.
- Đặc điểm ngành công nghiệp điện tử - tin học
- Không cần diện tích rộng.
- Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.
- Đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển, vốn đầu tư nhiều.
- Sản phẩm của ngành rất phong phú và đa dạng như: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,...
- Sự phân bố:
- Tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bra-xin,...
- Nhiều nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) cũng đẩy mạnh sản xuất một số sản phẩm phục vụ nền kinh tế và xuất khẩu (thiết bị bưu chính viễn thông, linh kiện điện tử,...).
=> Giải thích: Các nước đều đang đẩy mạnh phát triển ngành này đây là mới phát triển và ra đời từ khoảng vài chục năm trở lại đây (thập niên 80), có tốc độ phát triển chóng mặt với hàng loạt sản phẩm mới, công nghệ mới liên tục ra đời và là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới do sử dụng và ứng dụng công nghệ kĩ thuật rất cao, đòi hỏi lao động chất xám cao.
- Tác động đến môi trường: Ít gây ô nhiễm môi trường hơn các ngành khác tuy nhiên do lượng rác thải điện tử tăng nhanh từ việc tiêu thụ ngày càng nhiều các mặt hàng điện tử đã tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lí rác thải chứa các tạp chất, hoá chất độc hại
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp xuất hàng tiêu dùng và giải thích vì sao ngành này lại được phân bố rộng rãi ở các nước.
Giải nhanh:
• Vai trò:
Cung cấp sản phẩm đa dạng.
Đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày.
• Đặc điểm: Sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
• Phân bố: Phân bố rộng rãi.
• Lý do:
Nhu cầu lao động lớn.
Thị trường tiêu thụ rộng.
Công nghiệp thực phẩm
Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm và giải thích vì sao ngành này lại được phân bố linh hoạt.
Giải nhanh:
- Vai trò:
- Cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày.
- Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Tăng giá trị sản phẩm.
- Giải quyết việc làm.
- Tạo hàng xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.
- Đặc điểm:
- Vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất đơn giản.
- Sản phẩm đa dạng: bánh kẹo, rượu bia, nước ngọt, thịt cá hộp, sữa, rau quả sấy.
- Nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp và thủy sản.
- Phân bố linh hoạt, có mặt ở mọi quốc gia.
Ngành công nghiệp thực phẩm được phân bố linh hoạt vì:
- Là ngành công nghiệp nhẹ, cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày: sữa, đồ hộp, rượu, bia, nước ngọt.
- Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, thay thế hàng nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Vốn đầu tư ít, quy trình đơn giản, chi phí thấp, lợi nhuận nhanh.
- Giải quyết việc làm cho lao động trình độ thấp.
Định hướng phát triển công nghiệp
Câu 1: Đọc thông tin, hãy chọn và nêu ví dụ cụ thể về một trong bốn định hướng phát triển công nghiệp.
Giải nhanh:
Định hướng phát triển công nghiệp:
- Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng công nghiệp chế biến.
- Phát triển ngành công nghiệp gắn với công nghệ cao, ít ô nhiễm.
- Sử dụng năng lượng tái tạo.
- Tăng trưởng xanh, sản xuất thân thiện với môi trường, giảm phát thải.
Ví dụ:
- Công ty QWAY của Bỉ đầu tư vào năng lượng mặt trời và tái tạo tại Angola với công suất 250-350 MW.
- Chính phủ Anh tài trợ 100 triệu bảng cho các dự án năng lượng tái tạo ở châu Phi, hỗ trợ 40 chương trình mới trong 5 năm tới.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Cho bảng số liệu sau:
a) Hãy vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng khai thác dầu mỏ và sản xuất điện thoại di động trên thế giới giai đoạn 1990 - 2019.
b) Hãy phân tích tình hình sản xuất dầu mỏ và điện thoại di động thế giới.
Giải nhanh:
a) Vẽ biểu đồ:
b) Phân tích tình hình sản xuất dầu mỏ và điện thoại di động thế giới:
- Dầu mỏ: tăng nhưng không mạnh giai đoạn 1990 - 2019
=> Dẫn chứng: từ 3331 triệu tấn năm 1990 đến 4485 triệu tấn năm 2019.
- Điện thoại: tăng rất mạnh giai đoạn 1990 – 2019
=> Dẫn chứng: chỉ 11,2 triệu chiếc năm 1990 tăng lên 8283 triệu chiếc năm 2019.
VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy thu thập tài liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các vấn đề công nghiệp ở địa phương em hoặc ở Việt Nam:
- Sự phát triển của một ngành công nghiệp.
- Tác động của công nghiệp đến môi trường (nước, đất, không khí,...).
Giải nhanh:
* Gợi ý tham khảo: Các vấn đề phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
- Vị trí và Tiềm năng:
- Bao gồm TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
- Vị trí cửa ngõ phía tây giáp Cam-pu-chia, Thái Lan, Malaysia qua đường bộ xuyên Á; phía đông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thị Vải.
- Tập trung trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước.
- Lao động:
- Nguồn lao động trong vùng và từ các tỉnh khác, có trình độ chuyên môn cao.
- Tập trung nhiều trường đại học, dạy nghề; lực lượng trí thức đông đảo.
- Đô thị hóa:
- Tốc độ đô thị hóa cao và nhanh.
- TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất, động lực phát triển của cả nước.
- Chuỗi cung ứng và phát triển:
- Hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành trung tâm công nghệ, công xưởng chế tạo.
- GRDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt 4,58%, nhưng cả năm có thể âm 0,13% do Covid-19.
- Ảnh hưởng môi trường:
- Áp lực nước thải sinh hoạt đứng thứ hai cả nước sau ĐBSCL.
- Ô nhiễm nước trên các lưu vực sông, ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt và cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận