Dễ hiểu giải Địa lí 10 cánh diều bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng

Giải dễ hiểu bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 23. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

Vai trò của ngành công nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế và đời sống. Lấy ví dụ cụ thể. 

Giải nhanh:

Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế và đời sống:

  • Cung cấp tư liệu sản xuất: Đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    • Ví dụ: Thiết bị, máy móc công nghiệp nâng cao sản lượng và năng suất nông nghiệp.
  • Cung cấp hàng tiêu dùng: Đa dạng hóa cuộc sống, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh.
    • Ví dụ: Máy móc, thiết bị cho các ngành kinh tế và đồ dùng gia đình đều do công nghiệp cung cấp, tạo việc làm cho người dân.
  • Khai thác hiệu quả tài nguyên: Biến đổi không gian kinh tế, phát triển vùng.
    • Ví dụ: Công nghệ giá khung thủy lực trong khai thác than bảo vệ an toàn và tăng hiệu quả.

Đặc điểm của ngành công nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 23.1, hãy nêu đặc điểm của sản xuất công nghiệp.

BÀI 22. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

Giải nhanh:

Đặc điểm của sản xuất công nghiệp:

  • Công nghệ hiện đại: Sử dụng máy móc, ứng dụng khoa học - công nghệ cao.
  • Tập trung quy mô lớn: Sản xuất tập trung, chuyên môn hóa cao.
  • Tiêu thụ nhiều nguồn lực: Sử dụng nhiều nguyên liệu, năng lượng, có thể gây ô nhiễm môi trường.
  • Linh hoạt về địa điểm: Có thể phân bố ở nhiều nơi khác nhau.

Cơ cấu ngành công nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 23.2, hãy nêu cơ cấu ngành công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể.

BÀI 22. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

Giải nhanh:

Cơ cấu ngành công nghiệp:

  • Công nghiệp khai thác: Khai thác khoáng sản, nhiên liệu, nước, sinh vật để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
    • Ví dụ: Khai thác than, dầu khí, mỏ.
  • Công nghiệp chế biến: Chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống.
    • Ví dụ: Chế biến lương thực, thực phẩm, luyện kim, chế tạo máy móc, hóa chất, vật liệu xây dựng.
  • Dịch vụ công nghiệp: Cung ứng vật tư, nguyên liệu, thiết kế, tư vấn phát triển, tiêu thụ và sửa chữa sản phẩm.
    • Ví dụ: Dịch vụ tài chính, thiết kế công nghiệp, khách sạn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp

Câu 1: Quan sát hình 23.3, hãy lựa chọn và phân tích một trong ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Lấy ví dụ minh họa.

Giải nhanh:

Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

1. Vị trí địa lí: 

- Lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp.

- Khả năng tiếp cận thị trường.

=> Ví dụ: Vùng có vị trí địa lí thuận lợi như giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông đô thị phát triển sẽ có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ. -> Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu giàu nên TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

2. Tự nhiên:

- Khoáng sản: ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và lãnh thổ.

- Quỹ đất và giá đất: ảnh hướng đến phân bố công nghiệp.

- Tài nguyên nước, rừng, biển: ảnh hưởng đến phân bố các ngành công nghiệp.

=> Ví dụ: 

  • Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cả nước. 
  • Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến nước ta: cà phê, cao su, chè,... Bởi vì nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa giúp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm nông sản của miền nhiệt đới. 

3. Kinh tế - xã hội:

- Dân cư lao động:

  • Đảm bảo lực lượng sản xuất (số lượng, chất lượng).
  • Tác động đến thị trường tiêu thụ.

=> Ví dụ: Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm

- Khoa học – công nghệ: thay đổi quy trình công nghệ, sử dụng năng lượng tái tạo, nguồn nguyên liệu thay thế cho phát triển bền vững.

=> Ví dụ: Các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt nhưng nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi oxy mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.

4. Vốn đầu tư và thị trường: là đòn bẩy cho phát triển và phân bố công nghiệp, thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Ngày càng xuất hiện các ngành mới, linh hoạt trong phân bố.

=> Ví du: Hiện nay, nhờ cơ chế thông thoáng mở rộng thị trường, nước ta đã có nhiều sản phẩm có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế như Hoa Kì, EU,.. (dệt may, chế biến thực phẩm thủy hải sản, da giày,...).

5. Chính sách phát triển: 

  • Ảnh hưởng tới sự phân bố và cơ cấu ngành công nghiệp.
  • Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

=> Ví dụ: Nhờ chính sách đổi mới kinh tế năm 1986, phát triển nền kinh tế thị trường, duy trì nhiều thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, gia nhập các tổ chức kinh tế (WTO, ASEAN...) đã giúp nền kinh tế Việt Nam thoát sự trì trệ sau chiến tranh và tăng trưởng kinh tế khá cao.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của ngành công nghiệp với ngành nông nghiệp.

Giải nhanh:

Đặc điểm

Công nghiệp

Nông nghiệp

Tính chất sản xuất

Tập trung, liên hoàn, ít phụ thuộc tự nhiên

Phân tán, tuần tự, phụ thuộc tự nhiên

Tư liệu sản xuất

Máy móc, công nghệ

Đất, giống cây trồng, vật nuôi

Đối tượng lao động

Vật liệu, nguyên liệu

Cây trồng, vật nuôi

Tính mùa vụ

Ít

Nhiều

Yêu cầu đầu tư

Cao

Thấp

Công nghệ

Cao

Thấp

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy thu thập thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Giải nhanh:

Thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:  Đây là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới: 

- Dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh. 

- Sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể. 

- Công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. 

- Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác