Dễ hiểu giải Địa lí 10 cánh diều bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của trái đất

Giải dễ hiểu bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của trái đất. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT

Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 4.1, hãy:

BÀI 4. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT

- Cho biết tại sao trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm.

- Trình bày sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất. 

Giải nhanh:

Hiện tượng ngày và đêm:

  • Nguyên nhân: Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời.
  • Diễn biến: Nửa Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ngày, nửa còn lại là đêm.
  • Kết quả: Ngày và đêm luân phiên nhau.

Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy:

BÀI 4. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT

- Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào.

- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số mấy. Tại sao khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày? 

Giải nhanh:

Sự chênh lệch múi giờ và đường chuyển ngày quốc tế:

  • Giờ khác nhau: Khi ở Luân Đôn là 23h ngày 31/12/2020 thì ở Hà Nội đã là 6h ngày 1/1/2021, chứng tỏ hai nơi có múi giờ khác nhau.
  • Đường chuyển ngày quốc tế: Nằm gần kinh tuyến 180°, là ranh giới chia các múi giờ.
  • Quy tắc:
    • Đi từ Tây sang Đông qua đường chuyển ngày: Giảm 1 ngày.
    • Đi từ Đông sang Tây qua đường chuyển ngày: Tăng 1 ngày.
  • Mục đích: Tránh tình trạng một quốc gia có hai ngày khác nhau.

Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 4.3, hãy cho biết:

BÀI 4. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT

- Nguyên nhân sinh ra các mùa.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch. 

Giải nhanh:

Nguyên nhân sinh ra các mùa:

  • Trục Trái Đất nghiêng: Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương.
  • Hậu quả:
    • Lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mỗi bán cầu thay đổi theo mùa.
    • Gây ra các mùa khác nhau trong năm.
  • Các mùa ở Bắc bán cầu: Xuân (21/3 - 22/6), Hạ (22/6 - 23/9), Thu (23/9 - 22/12), Đông (22/12 - 21/3).

Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 4.4, hãy:

BÀI 4. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT

- Lập bảng về độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau.

- Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích. 

Giải nhanh:

- Bảng về độ đài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau:

 

Vĩ tuyến

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

Ngày 22-6 (Hạ chí)

Xích đạo

Ngày và đêm dài bằng nhau

Ngày và đêm dài bằng nhau

Xích đạo đến 66o33'

Ngày dài hơn đêm

Ngày ngắn hơn đêm

66o33' đến cực

Ngày địa cực dài 24 giờ

Đêm dài 24 giờ

Ngày 22-12 (Đông chí)

Xích đạo

Ngày và đêm dài bằng nhau

Ngày và đêm dài bằng nhau

Xích đạo đến 66o33'

Ngày ngắn hơn đêm

Ngày dài hơn đêm

66o33' đến cực

đêm dài 24 giờ

Ngày địa cực dài 24 giờ

- Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ:

  • Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệ.
  • Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.
  • Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.

- Giải thích: Do trục của Trái Đất luôn nghiên và không đổi phương nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực. 

Giải nhanh:

Phân biệt:

Giờ địa phương

Giờ khu vực

Tính thống nhất: Cùng một giờ trên cùng một kinh tuyến.

Sự khác biệt: Khác nhau trên các kinh tuyến khác nhau.

Chia Trái Đất: Thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ ứng với 15 độ kinh tuyến.

Mục đích: Tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế.

Quy ước: Giờ của kinh tuyến giữa múi giờ được lấy làm giờ chuẩn cho cả múi.

Câu 2: Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch.

Giải nhanh:

Các mùa ở Nam bán cầu:

  • Xuân: 23/9 - 22/12
  • Hạ: 22/12 - 21/3
  • Thu: 21/3 - 22/6
  • Đông: 22/6 - 23/9

VẬN DỤNG

Câu 1: Vào ngày 22-12, ở nước ta độ dài ngày đêm sẽ như thế nào?

Giải nhanh:

* Vào ngày 22-12 (đông chí): 

- Ở Xích đạo: ngày đêm dài như nhau: 

- Ở các chí tuyến:

  • Chí tuyến Bắc: ngày ngắn hơn đêm
  • Chí tuyến Nam: ngày dài hơn đên

- Ở các vòng cực:

  • Điểm cực Bắc có đêm dài suốt 24h
  • Điểm cực Nam có ngày dài suốt 24 giờ

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác