Dễ hiểu giải Địa lí 10 cánh diều bài 11: Nước biển và đại dương

Giải dễ hiểu bài 11: Nước biển và đại dương. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 11. NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

Một số tính chất của nước biển và đại dương

Câu 1: Đọc thông tin, hãy trình bày một số tính chất của nước biển và đại dương.

Giải nhanh:

- Độ muối:

  • Muối chủ yếu trong nước biển là muối ăn (NaCl).
  • Độ mặn trung bình là 35‰ và thay đổi tùy theo vị trí.
  • Cao nhất ở vùng chí tuyến, thấp nhất ở vùng cực.

- Nhiệt độ:

  • Trung bình 17,5°C.
  • Cao ở xích đạo, thấp ở cực.
  • Giảm nhanh từ mặt nước xuống 300m, sau đó giảm chậm.

Sóng biển

Câu 1: Đọc thông tin, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.

Giải nhanh:

Sóng biển:

  • Là: Sự dao động lên xuống của nước biển.
  • Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, đôi khi do động đất, núi lửa.
  • Đặc điểm: Yếu dần và tan rã khi chạm đáy.

Thủy triều

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:

BÀI 11. NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

- Giải thích hiện tượng thủy triều.

- Cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào? Tại sao?

Giải nhanh:

Thủy triều:

  • Là: Sự lên xuống của mực nước biển do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
  • Cao nhất: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng.
  • Thấp nhất: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng tạo góc vuông với Trái Đất.

Dòng biển

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, hãy trình bày sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương.

BÀI 11. NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

Giải nhanh:

Chuyển động của dòng biển:

  • Tạo thành vòng tuần hoàn: Trên các đại dương, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và ôn đới.
  • Dòng biển nóng: Chảy từ vùng xích đạo về cực.
  • Dòng biển lạnh: Chảy từ cực về xích đạo.
  • Đặc điểm:
    • Bán cầu Bắc: Chuyển động phức tạp ở vùng cực.
    • Bán cầu Nam: Chuyển động từ Tây sang Đông ở vùng cực.

Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Giải nhanh:

Vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

  • Cung cấp tài nguyên sinh vật.
  • Cung cấp tài nguyên khoáng sản.
  • Cung cấp năng lượng.
  • Phát triển các ngành kinh tế biển.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Tính chất của nước biển, đại dương thể hiện ở độ muối và nhiệt độ như thế nào?

Giải nhanh:

Tính chất của nước biển:

  • Độ mặn: Trung bình 35‰, cao nhất ở vùng nhiệt đới, thấp nhất ở vùng cực. Muối chủ yếu là muối ăn (NaCl).
  • Nhiệt độ: Trung bình 17,5°C, giảm dần từ mặt nước xuống sâu và từ xích đạo về cực.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy phân tích một trong các vai trò của biển, đại đương đối với sự phát triển kinh tế — xã hội ở nước ta.

Giải nhanh:

Các vai trò của biển, đại đương đối với sự phát triển kinh tế — xã hội ở nước ta:

- Cung cấp tài nguyên sinh vật:

  • Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. 
  • Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. 
  • Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...

- Cung cấp tài nguyên khoáng sản và năng lượng:

  • Vùng biển Việt Nam chứa khoảng 35 loại hình khoáng sản với trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, khoáng sản lỏng
  • Tiềm năng dầu khí phân bố trong 6 bồn trầm tích và hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 11 mỏ ở thềm lục địa phía Nam. Ngành dầu khí luôn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.
  • Bên cạnh đó, tiềm năng tài nguyên nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng biển, như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân nước nặng từ nước biển.

- Phát triển các ngành kinh tế biển: Ngành du lịch biển, hải đảo Việt Nam đang trên đà phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

  • Đường bờ biển dài trên 3.260km và hàng nghìn hòn đảo ven bờ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển du lịch biển.
  • Theo thống kê, dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và vịnh đẹp hàng đầu thế giới, như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (Kiên Giang), Eo Gió (Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác