Dễ hiểu giải Địa lí 10 cánh diều bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

Giải dễ hiểu bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 15. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI

Quy luật địa đới

Câu 1: Đọc thông tin và kiến thức đã học, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới. Lấy ví dụ minh họa.

Giải nhanh:

Quy luật địa đới:

  • Khái niệm: Các thành phần tự nhiên thay đổi theo vĩ độ từ xích đạo đến cực.
  • Biểu hiện:
    • Khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo vĩ độ, tạo thành các đới khí hậu.
    • Thực vật: Các loại cây thay đổi theo khí hậu.
    • Đất: Các loại đất phân bố theo quy luật khí hậu và thực vật.
  • Ý nghĩa: Giúp con người lựa chọn các hoạt động phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.

Quy luật phi địa đới

Câu 1: Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phi địa đới. Lấy ví dụ minh họa.

Giải nhanh:

Quy luật địa đới:

  • Khái niệm: Các thành phần tự nhiên thay đổi theo kinh độ và độ cao.
  • Biểu hiện:
    • Theo kinh độ: Sự phân bố đất liền, biển ảnh hưởng đến khí hậu.
    • Theo độ cao: Nhiệt độ, độ ẩm giảm dần khi lên cao, tạo ra các vành đai sinh thái.
  • Ý nghĩa: Giúp con người thích nghi với môi trường và khai thác tài nguyên hiệu quả.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt được quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. 

BÀI 15. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI

Giải nhanh:

Tiêu chí/Quy luật

Quy luật địa đới

Quy luật phi địa đới

Khái niệm

Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực

Là quy luật về sự phân bố ác thành phần địa lí và cảnh quan theo kinh độ và độ cao

Biểu hiện

Được thể hiện qua các yếu tố và thành phần tự nhiên như Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất, các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa, các đới khí hậu, các nhóm đất, các kiểu thảm thực vật

Theo kinh độ (quy luật địa ô) và theo độ cao (quy luật đai cao)

Ý nghĩa thực tiễn

Giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống

Giúp con người có biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hằng ngày.

Câu 2: Chọn một thành phần tự nhiên (khí hậu hoặc sinh vật) để trình bày sự thay đổi theo quy luật đai cao.

Giải nhanh:

Sự thay đổi theo độ cao ở dãy An-pơ:

  • Nhiệt độ: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm.
  • Thực vật: Thay đổi theo độ cao: từ rừng lá rộng đến đồng cỏ và băng tuyết.
  • Hướng sườn: Ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phát triển thực vật.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy lấy một số ví dụ về sự thay đổi nhiệt độ, không khí của nước ta biểu hiện quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

Giải nhanh:

Sự thay đổi nhiệt độ, không khí ở Việt Nam:

  • Quy luật địa đới:
    • Miền Bắc: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa theo chế độ nhiệt.
    • Miền Nam: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa theo chế độ ẩm.
  • Quy luật phi địa đới:
    • Đai cao: Nhiệt độ giảm, thực vật thay đổi theo độ cao.
    • Địa ô:
      • Vùng biển: Đa dạng sinh vật, thay đổi theo vùng.
      • Vùng núi: Phân hóa Đông - Tây rõ rệt.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác