5 phút giải Địa lí 10 cánh diều trang 84

5 phút giải Địa lí 10 cánh diều trang 84. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 24. ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Công nghiệp khai thác than và dầu khí

CH1: Đọc thông tin và quan sát hình 24.1, hãy:

Giải bài 24 Địa lí một số ngành công nghiệp

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác than.

- Giải thích sự phân bố của ngành này và sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo.

CH2: Đọc thông tin và quan sát hình 24.2, hãy:

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác dầu khí.

- Giải thích sự phân bố của công nghiệp khai thác dầu mỏ và sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo. 

Công nghiệp điện lực

CH1: Đọc thông tin và quan sát hình 24.3, hãy:

Giải bài 24 Địa lí một số ngành công nghiệp

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực.

- Giải thích vì sao công nghiệp điện lực lại tập trung ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa.

Công nghiệp khai thác quặng kim loại

CH1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại và tác động của nó đến môi trường.

Công nghiệp điện tử - tin học

CH1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học, giải thích sự phân bố của ngành này và nhận xét tác động của nó đến môi trường.

PHẦN II. ĐÁP ÁN

Công nghiệp khai thác than và dầu khí

CH1:

Vai trò: Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim; nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm.

Đặc điểm: Là ngành công nghiệp ra đời từ rất sớm và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của thế giới; kỹ thuật khai thác và mục đích sử dụng than có sự thay đổi theo thời gian và không gian.

Sự phân bố: Các mỏ than được phân bó chủ yếu ở bán cầu Bắc. Ở Việt Nam, than được khai thác chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (90% sản lượng tập trung ở Quảng Ninh).

Sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo vì than là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Quá trình khai thác và sử dụng đã làm cạn kiệt trữ lượng than, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí 

 CH2:

Vai trò: Có khả năng sinh nhiệt lớn, dễ sử dụng và vận chuyển, dễ dàng cơ khí hoá khi nạp nhiên liệu vào động cơ. Là nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất điện, giao thông vận tải; nguyên liệu quý cho công nghiệp hoá chất và thực phẩm.

- Đặc điểm: Dầu khí có khả năng sinh nhiệt cao (cao hơn than). Dễ vận chuyển và sử dụng, nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. Sau khi chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hoả, dâu ma-dut,...

- Sự phân bố: Các mỏ dầu khí phân bố ở cả hai bán cầu. Các nước đứng đầu về sản lượng khai thác đều có trữ lượng dầu khí lớn như: A-rập Xê-út, Hoa Kỳ, Nga

- Vì quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu mỏ gây ô nhiễm môi trường nước, biển, không khí,... => Dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên nên phải thế bằng nguồn năng lượng tái tạo.

Công nghiệp điện lực

CH1:

- Vai trò: Là cơ sở để phát triển nên công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hoá, tự động hoá; tạo nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.

- Đặc điểm: 

+ Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau (nhiệt thuỷ điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo). -> Nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất. 

+ Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.

- Sự phân bố:  Sản lượng điện bình quân đầu người ở Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Ô-xtray-li-a,… cao hơn các nước khác.

- Vì: Ngành điện đòi hỏi vốn lớn và áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật nên các nước phát triển, công nghiệp hóa có nhiều khả năng để phát triển ngành. Phát triển của công nghiệp nên nhu cầu điện cho sản xuất công nghiệp rất lớn. Đời sống văn hóa - văn minh phát triển nên các nước này nhu cầu điện của dân cư cao.

Công nghiệp khai thác quặng kim loại

CH1:

- Vai trò: Là nguyên liệu không thể thay thế được của một số ngành công nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Đặc điểm: Quặng kim loại rất đa dạng.

- Tác động: Làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Tác động đến nguồn nước mặt và nước ngầm, thực vật, đất…

Công nghiệp điện tử - tin học

CH1:

- Vai trò: Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại. Góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. 

- Đặc điểm:

  • Không cần diện tích rộng.

  • Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.

  • Đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

  • Cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển, vốn đầu tư nhiều. 

  • Sản phẩm của ngành rất phong phú và đa dạng như: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,...

- Sự phân bố: Tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bra-xin,... 

- Tác động đến môi trường: Ít gây ô nhiễm môi trường hơn các ngành khác tuy nhiên do lượng rác thải điện tử tăng nhanh từ việc tiêu thụ ngày càng nhiều các mặt hàng điện tử đã tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lí rác thải chứa các tạp chất, hoá chất độc hại.

BÀI 24. ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

CH1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp xuất hàng tiêu dùng và giải thích vì sao ngành này lại được phân bố rộng rãi ở các nước.

Công nghiệp thực phẩm

CH1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm và giải thích vì sao ngành này lại được phân bố linh hoạt.

Định hướng phát triển công nghiệp

CH1: Đọc thông tin, hãy chọn và nêu ví dụ cụ thể về một trong bốn định hướng phát triển công nghiệp.

LUYỆN TẬP

CH1: Cho bảng số liệu sau:

Giải bài 24 Địa lí một số ngành công nghiệp

a) Hãy vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng khai thác dầu mỏ và sản xuất điện thoại di động trên thế giới giai đoạn 1990 - 2019.

b) Hãy phân tích tình hình sản xuất dầu mỏ và điện thoại di động thế giới.

VẬN DỤNG

CH1: Hãy thu thập tài liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các vấn đề công nghiệp ở địa phương em hoặc ở Việt Nam:

- Sự phát triển của một ngành công nghiệp.

- Tác động của công nghiệp đến môi trường (nước, đất, không khí,...).

PHẦN II. ĐÁP ÁN

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

CH1:

+ Vai trò:

  • Không thể thiểu trong cơ cầu ngành công nghiệp của mỗi quốc gia.

  • Tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.

  • Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh.

  • Tạo ra được nhiều loại hàng hoá thông dụng thay thế nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

-  Đặc điểm:

  • Sử dụng ít nguyên liệu, điện năng và chi phí vận tải.

  • Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận

  • Cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

  • Cơ cấu ngành đa dạng như dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...

  • Dệt may, da giày là 2 ngành chiếm vị trí quan trọng.

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được phân bố rộng rãi ở các nước vì:

  • Đây là ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người.

  • Hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và đòi hỏi trình độ lao động không quá cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.

  • Phát triển ngành này đáp ứng nhu cầu cuộc sống, giải quyết việc làm, góp phần cho xuất khẩu và nâng cao thu nhập.

Công nghiệp thực phẩm

CH1:

+ Vai trò:

  • Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn uống của con người.

  • Tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

  • Làm tăng giá trị của sản phẩm.

  • Giải quyết việc làm.

  • Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

+ Đặc điểm:

  • Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp. 

  • Sản phẩm phong phú và đa dạng 

  • Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và thuỷ sản.

  • Phân bố tương đối linh hoạt và có mặt ở mọi quốc gia.

- Ngành công nghiệp thực phẩm được phân bố linh hoạt vì:

  • Đây là ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người như: sữa, đồ hộp, rượu, bia, nước ngọt...

  • Nguồn nguyên liệu tại chỗ, đáp ứng nhu cầu về các loại hàng hóa thông thường về ăn, mặc, thay thế hàng nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

  • Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp, chi phí thấp, cần ít vốn nhưng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận thu được dễ dàng.

  • Góp phần giải quyết việc làm cho lao động trình độ thấp.

Định hướng phát triển công nghiệp

CH1:

* Định hướng phát triển công nghiệp:

  • Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

  • Phát triển các ngành công nghiệp gắn với khoa học công nghệ có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.

  • Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

  • Tăng trưởng xanh theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, giảm phát thải chất thải.

* Ví dụ: Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo -> Các nước trên thế giới đang đa dạng hóa nguồn cung năng lượng:

LUYỆN TẬP

CH1:

a) Vẽ biểu đồ:

Giải bài 24 Địa lí một số ngành công nghiệp

b) Phân tích tình hình sản xuất dầu mỏ và điện thoại di động thế giới:

- Tình hình sản xuất dầu mỏ trên thế giới tăng nhưng không mạnh giai đoạn 1990 - 2019 

=> Dẫn chứng: từ 3331 triệu tấn năm 1990 đến 4485 triệu tấn năm 2019.

- Tình hình sản xuất điện thoại di động trên thế giới tăng rất mạnh giai đoạn 1990 – 2019

=> Dẫn chứng: chỉ 11,2 triệu chiếc năm 1990 đã tăng lên đến 8283 triệu chiếc năm 2019.

VẬN DỤNG

CH1: Vùng Ðông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Vùng có cửa ngõ phía tây tiếp giáp với Cam-pu-chia và các nước Thái-lan, Ma-lai-xi-a, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế sôi động, đã và đang có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

+ Khoáng sản: Là nơi tập trung trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước.

+ Lao động: lực lượng lao động không chỉ từ nguồn lao động trong vùng mà còn từ các tỉnh khác đến, có trình độ chuyên môn cao, năng động

+ Tốc độ đô thị hóa: khá cao và nhanh so với cả nước. 

+ Vùng Đông Nam Bộ sẽ sớm hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành một trung tâm công nghệ, công xưởng chế tạo của khu vực và cả nước

- Ảnh hưởng đến môi trường:

+ Áp lực về nước thải sinh hoạt đối với khu vực Đông Nam Bộ đứng thứ hai cả nước sau ĐBSCL.

+ Ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tác động không hề nhỏ từ nước thải sinh hoạt. 

+ Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình và nước thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, khu du lịch...).

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 10 cánh diều, giải Địa lí 10 cánh diều trang 84, giải Địa lí 10 CD trang 84

Bình luận

Giải bài tập những môn khác