5 phút giải Địa lí 10 cánh diều trang 22

5 phút giải Địa lí 10 cánh diều trang 22. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6. NGOẠI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Khái niệm và nguyên nhân của ngoại lực

CH1: Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm và nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực. 

Tác động của ngoại lực đến địa hình

CH1: Đọc thông tin và quan sát hình 6.1, hình 6.2, hãy trình bày tác động của quá trình phong hóa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

CH2: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6.3 đến 6.6, hãy trình bày tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

CH3: Đọc thông tin, hãy trình bày tác động của quá trình vận chuyển và bồi tụ đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

LUYỆN TẬP

CH1: Trong bốn quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ, các quá trình nào trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất?

VẬN DỤNG

CH1: Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào?

PHẦN II. ĐÁP ÁN

Khái niệm và nguyên nhân của ngoại lực

CH1: Ngoại lực là lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái Đất. Nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

Tác động của ngoại lực đến địa hình

CH1:

- Phong hóa lí học: Đá nứt vỡ, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hóa học; làm khối đá bị tách vỡ do nước trong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc vào mùa đông.

 - Phong hóa hóa học: Phá hủy, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khoáng vật do tác động của nước, nhiệt độ, các hóa chất tan trong nước; tạo nên những dạng địa hình cac-xtơ trên bề mặt và cac-xtơ ngầm.

CH2: Tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất: làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu.

CH3:

- Quá trình vận chuyển: là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn; làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực, phụ thuộc vào kích thước, khối lượng vật liệu, tốc độ di chuyển của nhân tố ngoại lực; cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình bồi tụ.

- Quá trình bồi tụ: là sự kết thúc của quá trình vận chuyển; làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật, bãi bồi và đồng bằng châu thổ, thạch nhũ, đun cát, cồn các, bãi biển, cồn cát tắm, đồng bằng băng thủy,…

LUYỆN TẬP

CH1: Bồi tụ, bóc mòn

VẬN DỤNG

CH1: Nguyên nhân: Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi đặc biệt có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên lượng mưa; có đường bờ biển dài 3260 km, chịu sự ảnh hưởng của thủy triều, núi cao ăn ra tận biển.

- Tác động đến địa hình nước ta: 

 + Tác động của xâm thực với các dòng nước chảy trên mặt ở miền núi nước ta nên đã hình thành nên những cánh đồng giữa núi tương đối rộng lớn: Mường Thanh, Mường Lò, Sơn La, Hòa Bình,…

 + Tác động của bóc mòn có nhiều vịnh biển: Vịnh Hạ Long, Vịnh Cam Ranh,…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 10 cánh diều, giải Địa lí 10 cánh diều trang 22, giải Địa lí 10 CD trang 22

Bình luận

Giải bài tập những môn khác