5 phút giải Địa lí 10 cánh diều trang 107

5 phút giải Địa lí 10 cánh diều trang 107. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 28. THƯƠNG MẠI, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ DU LỊCH

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Thương mại

CH1: Đọc thông tin và quan sát hình 28.1, hãy nêu ví dụ cụ thể về vai trò của ngành thương mại

Giải bài 28 Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

CH2: Quan sát hình 28.2, hãy trình bày và nêu ví dụ cụ thể về một trong ba đặc điểm của thương mại.

CH3: Đọc thông tin, hãy lựa chọn và phân tích một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại. Lấy ví dụ cụ thể.

CH4: Đọc thông tin, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương.

CH5: Đọc thông tin, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành ngoại thương.

Tài chính ngân hàng

CH1: Đọc thông tin và quan sát hình 28.4, hãy nêu ví dụ cụ thể về vai trò của ngành tài chính ngân hàng.

CH2: Đọc thông tin, hãy trình bày và nêu ví dụ cụ thể về đặc điểm của ngành tài chính ngân hàng.

CH3: Đọc thông tin, hãy và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng.

CH4: Đọc thông tin, hãy cho biết các trung tâm tài chính ngân hàng lớn trên thế giới.

PHẦN II. ĐÁP ÁN

Thương mại

CH1:

Vai trò:

- Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua.

=> Ví dụ: Việc mua bán, trao đổi hàng hóa sử dụng hằng ngày như gạo, thực phẩm ở chợ, siêu thị,... 

- Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế của mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới.

- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới.

CH2:

- Đặc điểm của thương mại:

  • Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.

  • Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương).

Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

- Ví dụ: Mua bán hàng hóa: là việc mua bán trao đổi hàng hóa luôn dẫn đến hệ quả pháp lý là sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua. => Trao đổi trong mua bán bất động sản, mua bán hàng hóa thiết yếu,...

CH3:

- Trình độ phát triển kinh tế: tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.

- Đặc điểm dân số: ảnh hưởng phát triển và phân bố nội thương, đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.

- Khoa học - công nghệ và chính sách: có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cầu thương mại, mở rộng hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, 

=> Ví dụ: Phát triển thương mại điện tử khiến cho nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, việc trao đổi dễ dàng hơn.

CH4:

* Tình hình phát triển

- Nội thương là hoạt động thương mại diễn ra bên trong phạm vi của một quốc gia.

- Hoạt động nội thương là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng.

- Nội thương đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong nước được thông suốt.

-Trong hoạt động nội thương, chỉ tiêu Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng được coi là thước đo quan trọng.

* Phân bố

- Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

CH5:

* Tình hình phát triển ngành ngoại thương: 

- Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng. 

- Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thể giới có những thay đổi rõ rệt.

- Phân bố ngành ngoại thương:

  • Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á....

  • Các quốc gia có trị giá xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc,... 

  • Những nước xuất siêu:Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc.....

  • Những nước nhập siêu là Hoa Kỷ, Anh, Pháp, Nhật Bản…

Tài chính ngân hàng

CH1:

  • Là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu khác nhau của sản xuất và đời sống.

=> Ví dụ: Các dịch vụ tài chính như: Bảo hiểm, Nhận tiền gửi, cho vay, chứng khoán,…

  • Tạo cơ hội cho nhà sản xuất và người dân thanh khoản trên thị trường, duy trì nguồn cung tài chính thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ.

  • Điều tiết và ổn định nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Góp phần hình thành quan hệ tích lũy và tiêu dùng hợp lí.

CH2:

- Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng. 

=> Ví dụ: Các công ty tài chính: giúp huy động vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ nhưng nguyên tắc không được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.

- Các tổ chức tài chính và các ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên tài sản, doanh thu và đối tượng phục vụ.

- Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất, phi dịch vụ quyết định tới việc lựa chọn các tổ chức tài chính và các ngân hàng của người tiêu dùng.

=> Ví dụ: Những ngân hàng có dịch vụ thanh toán nhanh, lãi suất vay thấp sẽ nhận được nhiều sự lựa chọn hơn.

CH3:

1. Sự phát triển của nền kinh tế: kinh tế càng phát triển -> tạo ra nhiêu tổng sản phẩm xã hội, -> quỹ tiền tệ -> đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc tích luỹ tiền tệ của mọi chủ thể trong xã hội.

 2. Khoa học — công nghệ, mức thu nhập của dân cư,...: Mức thu nhập tăng, gửi tiết kiệm nhiều.

 3. Chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của ngành: Trong đại dịch covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với sứ mệnh điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đã chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai nhiều giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, duy trì vốn cho sản xuất, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.

CH4: Niu Y-oóc; Luân-đôn; Tô-ky-ô; Thượng Hải; Bắc Kinh; Xin-ga-po; Phran-phuôc; Zu-rích

BÀI 28. THƯƠNG MẠI, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ DU LỊCH

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Du lịch

CH1: Đọc thông tin và quan sát hình 28.6, hãy nêu ví dụ về vai trò của ngành du lịch.

CH2: Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm của ngành du lịch.

CH3: Đọc thông tin, hãy chọn và phân tích 1 - 2 ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố du lịch. 

CH4: Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm của ngành du lịch.

LUYỆN TẬP

CH1: Cho bảng số liệu sau:

a) Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu hàng hoá của các châu lục so với tổng trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu của WTO năm 2019.

b) Nhận xét về cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục và khu vực trên thế giới.

VẬN DỤNG

CH1: Hãy thu thập tài liệu, viết báo cáo tìm hiểu về địa phương cho một trong các nội dung sau:

- Một ngành giao thông vận tải.

- Tài nguyên du lịch hoặc một điểm du lịch.

- Một siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

PHẦN II. ĐÁP ÁN

Du lịch

CH1:

  • Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế; mang lại nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách cho quốc gia và địa phương.

  • Tạo nhiều việc làm, giảm nghèo; phục hồi sức khoẻ; tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia.

  • Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả tài nguyên; bảo vệ, khôi phục và tôn tạo môi trường (tự nhiên và nhân văn).

=> Ví dụ: Các khu bảo tồn thiên nhiên như Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Bà Nà Núi Chúa, Pù Luông,..

CH2:

  • Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch đề thỏa mãn nhu cầu của mình.

  • Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi,...

  • Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ.

CH3:

- Tài nguyên du lịch

=> Dẫn chứng: Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có. Các bãi tắm nổi tiếng từ bắc đến nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô

- Thị trường khách du lịch

=> Dẫn chứng: Khách nội địa và quốc tế có sự khác nhau.

- Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch (cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trị, cơ sở dịch vụ...)

- Khoa học công nghệ, chính sách phát triển du lịch, điều kiện chính trị và an toàn xã hội... 

CH4:

- Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” và có đóng góp quan trọng vào GDP của nhiều quốc gia.

- TK XXI, lượng khách du lịch quốc tế tăng lên không ngừng 

- Doanh thu từ du lịch cũng ngày càng lớn 

- Các hình thức du lịch ngày càng phong phú: Truyền thống (du lịch biển, nghỉ dưỡng vùng nủi, mạo hiểm,...); hình thức mới: du lịch hội thảo, hội nghị, sự kiện, mua sắm,.... 

- Các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng.

- Những nước đứng hàng đầu thế giới về số lượt khách và doanh thu du lịch là Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Pháp, I-ta-li-a, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,...

LUYỆN TẬP

CH1:

a) Vẽ biểu đồ:

* Biểu đồ:

Giải bài 28 Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

b) Nhận xét:

- Cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu của Châu Âu chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu của Châu Đại Dương chiếm tỉ trọng thấp nhất.

- Các châu lục có giá trị xuất khẩu cao thì giá trị nhập khẩu cao và ngược lại.

VẬN DỤNG

CH1: Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam và vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc có đường bờ biển dài 150km và sở hữu những bãi biển được mệnh danh đẹp nhất Đông Nam Á, điển hình như: bãi Dài, bãi Sao… Trong vài năm gần đây, Phú Quốc không ngừng phát triển những địa điểm du lịch như: Dinh Cậu, chợ đêm, làng chài Hàm Ninh, xưởng nước mắm…Việc phát triển du lịch tại Phú Quốc đi liền với phát triển cơ sở hạ tầng. Các khu nghỉ dưỡng, khách sạn – resort cao cấp được xây dựng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Đặt biệt nhà nghỉ giá bình dân, homestay nghỉ ngơi như dân bản địa, khách sạn giá rẻ mọc lên khá nhiều để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Những khách sạn Phú Quốc chất lượng cao cấp phải kể đến: AVS, Sol Beach, Premier, JW Marriott…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 10 cánh diều, giải Địa lí 10 cánh diều trang 107, giải Địa lí 10 CD trang 107

Bình luận

Giải bài tập những môn khác