Slide bài giảng Toán 9 Cánh diều bài tập cuối chương IX
Slide điện tử bài tập cuối chương IX. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 9 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG IX
Giải rút gọn bài 1 trang 90 sgk toán 9 tập 2 cánh diều
Quan sát các đa giác ở hình 34 và cho biết đa giác nào là đa giác lồi.
Lời giải rút gọn:
34a.
Giải rút gọn bài 2 trang 90 sgk toán 9 tập 2 cánh diều
Cho các vật thể có dạng đa giác đều như ở hình 35. Gọi tên từng đa giác đều đó.
Lời giải rút gọn:
35a: ngũ giác đều
35b: lục giác đều
35c: bát giác đều
35d: cửu giác đều
35e: thập giác đều
35f: đa giác đều 12 cạnh
Giải rút gọn bài 3 trang 90 sgk toán 9 tập 2 cánh diều
Mỗi phát biểu sau đây có đúng hay không? Vì sao?
a) Đa giác luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa một cạnh bất kì của đa giác đó là đa giác lồi.
b) Tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau là tứ giác đều.
c) Tứ giác có tất cả các góc bằng nhau là tứ giác đều .
Lời giải rút gọn:
a) Đúng. Vì Đa giác lồi là đa giác mà mọi điểm trong của nó đều nằm cùng một phía với đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác đó.
Đa giác là hình gồm n điểm (n ≥ 3) được nối với nhau bởi n đoạn thẳng, không có hai đoạn thẳng nào cắt nhau.
b) Sai . Vì hình thoi có 4 cạnh bằng nhau nhưng không phải tứ giác đều.
c) Sai. Vì hình chữ nhật có 4 góc bằng nhau nhưng không phải là đa giác đều.
Giải rút gọn bài 4 trang 90 sgk toán 9 tập 2 cánh diều
Quan sát từng đa giác đều và tìm số thích hợp trong bảng sau:
Lời giải rút gọn:
Giải rút gọn bài 5 trang 91 sgk toán 9 tập 2 cánh diều
Quan sát các hình 36a,36b,36c và dùng compa, thước thẳng để vẽ lục giác đều theo cách đó.
Lời giải rút gọn:
Sử dụng các cách khác nhau để vẽ theo hướng dẫn.
Giải rút gọn bài 6 trang 91 sgk toán 9 tập 2 cánh diều
Ở hình 37a, ta thực hiện phép quay ngược chiều giữ nguyên hình đa giác đều ABCDEGH(có 7 cạnh) và biến các điểm A,B,C,D,E,G,H lần lượt thành các điểm H,A,B,C,D,E,G. Phép quay đó là phép quay nào?
a) Ở hình 37b, ta thực hiện phép quay thuận chiều giữ nguyên hình đa giác đều ABCDEGH(có 7 cạnh) và biến các điểm A,B,C,D,E,G,H lần lượt thành các điểm B,C,D,E,G,H,A. Phép quay đó là phép quay nào?
b) Ở hình 38a, ta thực hiện phép quay thuận chiều giữ nguyên hình đa giác đều ABCDEGHK(có 8 cạnh) và biến các điểm A,B,C,D,E,G,H,K lần lượt thành các điểm K,A,B,C,D,E,G,H. Phép quay đó là phép quay nào?
c) Ở hình 38b, ta thực hiện phép quay ngược chiều giữ nguyên hình đa giác đều ABCDEGHK(có 8 cạnh) và biến các điểm A,B,C,D,E,G,H,K lần lượt thành các điểm K,A,B,C,D,E,G,H. Phép quay đó là phép quay nào?
Lời giải rút gọn:
a) Phép quay tâm O góc quay 51.43ᵒ;411.43ᵒ;..
b) Phép quay tâm O góc quay 51.43ᵒ;411.43ᵒ;..
c) Phép quay tâm O góc quay 45ᵒ;405ᵒ;..
d) Phép quay tâm O góc quay 45ᵒ;405ᵒ;..
Giải rút gọn bài 7 trang 91 sgk toán 9 tập 2 cánh diều
Hãy tìm hiểu và chỉ ra những vật thể trong thực tiễn mà cấu trúc của nó có dạng hình đa giác đều.
Lời giải rút gọn:
Kim tự tháp, mái nhà, biển báo giao thông, bàn cờ vua, sao biển…