Slide bài giảng âm nhạc 8 kết nối tiết 7: Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím
Slide điện tử tiết 7: Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4 – TIẾT 7:
NHẠC CỤ: RECORDER HOẶC KÈN PHÍM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV biểu diễn bài hát Inh lả ơi (SGK Âm nhạc 7, tr35)
- GV hướng dẫn HS lắng nghe, quan sát, nhớ lại giai điệu bài hát Inh lả ơi.
- GV yêu cầu HS: Nêu cách bấm nốt Mi 1, Rê 1.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Recorder
Nhiệm vụ 1: Recorder
- GV hướng dẫn HS lắng nghe, quan sát, nhớ lại giai điệu bài hát Inh lả ơi.
- GV yêu cầu HS: Nêu cách bấm nốt Mi 1, Rê 1.
Nội dung ghi nhớ:
Cách bấm nốt Mi 1:
+ Tay trái: các ngón bấm kín từ lỗ 0 đến lỗ 3.
+ Tay phải: ngón trỏ bấm lỗ 4, ngón giữa bấm lỗ 5.
Cách bấm nốt Rê 1:
+ Tay trái: các ngón bấm kín từ lỗ 0 đến lỗ 3.
+ Tay phải: ngón trỏ bấm lỗ 4, ngón giữa bấm lỗ 5, ngón áp út bấm lỗ 6.
2. Kèn phím
Nhiệm vụ 2: Kèn phím
- GV trình chiếu hình ảnh và cho HS quan sát.
- GV nêu yêu cầu: Đọc tên nốt ứng với số ngón tay trên khuông và phím đàn.
- GV thổi mẫu và hướng dẫn HS cách thực hiện:
+ HS đọc nốt kết hợp vỗ tay theo phách.
+ GV hướng dẫn HS khum bàn tay và đặt vào thế bấm các nốt Mi, Rê, Đô, La, Son theo đúng số ngón tay.
Nội dung ghi nhớ:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức: GV bắt nhịp kết hợp vỗ tay theo phách, đọc nốt để ở nhịp độ từ 50 – 70 giúp HS chơi ở tốc độ ổn định khi HS thổi thế bấm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV giới thiệu bài dân ca Xòe hoa: Bài Xoè hoa là một trong những bài dân ca hay, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái. Xoè hoa (múa xoè) có nghĩa là múa hoa, đã gắn bó với đời sống, văn hoá người Thái, được tổ chức trong các sự kiện quan trọng của cộng đồng. Múa xoè đã trở thành “tài sản văn hoá” chung của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Nghệ thuật Xoè Thái được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
- GV cùng HS chia nét nhạc của bài.
- GV hướng dẫn HS luyện tập các thế bấm, số ngón các nốt đã được học trên kèn phím để ứng dụng vào luyện tập bài Xỏe hoa.
- GV sử dụng máy đánh nhịp hoặc bật metronome trên đàn phím điện tử ở tốc độ 70 – 80.
- GV hướng dẫn HS luyện tập từng nét nhạc và hoàn thiện cả bài.
- GV hướng dẫn HS thổi ghép với bản phối khí nhạc beat.
https://www.youtube.com/watch?v=FDzf0sdzdSo
Gợi ý:
- HS luyện tập theo cá nhân/nhóm
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: đọc nhạc.
+ Nhóm 2: thổi kèn phím.
+ Nhóm 3: dùng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài Xòe hoa theo hình tiết tấu trong phần recorder.
- GV bắt nhịp cho HS thổi và lấy hơi theo từng nét giai điệu của bài.
- GV sử dụng máy đánh nhịp hoặc bật metronome trên đàn phím điện tử ở tốc độ 70 – 80.
Gợi ý:
- HS thực hành luyện tập theo nhóm.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
* TỔNG KẾT TIẾT HỌC
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học.
- Luyện tập, hoàn thiện bài Xòe hoa ở mức độ tốt hơn để biểu diễn ở tiết học Vận dụng – Sáng tạo.