Slide bài giảng âm nhạc 8 kết nối tiết 14: Hát: Bài hát Nơi ấy Trường Sa; Nghe nhạc: Bài hát Nơi đảo xa

Slide điện tử tiết 14: Hát: Bài hát Nơi ấy Trường Sa; Nghe nhạc: Bài hát Nơi đảo xa. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7 – TIẾT 14: 

HÁT: NƠI ẤY TRƯỜNG SA

NGHE NHẠC: BÀI HÁT – NƠI ĐẢO XA

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS xem video bài hát Bay qua Biển Đông (sáng tác: Lê Việt Khánh).

https://www.youtube.com/watch?v=ekxAcX0RBbs

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, cảm nhận giai điệu bài hát, kết hợp vận động theo nhạc. 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

+ Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát.

+ Em còn biết những bài hát nào về chủ đề biển đảo không?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1.  Học bài hát Nơi ấy Trường Sa – Học hát từng câu kết hợp vỗ tay theo phách

Nhiệm vụ 1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- GV cho HS nghe bài hát Nơi ấy Trường Sa.

https://www.youtube.com/watch?v=qEsGNPn_2XM

- GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát. 

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. 

Nội dung ghi nhớ:

- HS lắng nghe bài hát Nơi ấy Trường Sa .

- Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát. 

Nhiệm vụ 2: Giới thiệu tác giả

- GV trình chiếu cho HS quan sát tác giả Phạm Tuyên

Tech12h

- GV cung cấp cho HS một số thông tin về tác giả Phạm Tuyên.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm thông tin về tác giả qua internet. 

- GV yêu cầu HS nhắc lại một số thông tin chính về tác giả.

Nội dung ghi nhớ:

- Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, quê ở Hải Dương. Ông là nhạc sĩ nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Phạm Tuyên bắt đầu sáng tác từ những năm 50 của thế kỉ XX. 

- Trong hơn nửa thế kỉ qua, ông đã có rất nhiều bài hát được công chúng yêu thích như: Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Từ làng Sen,... Đặc biệt là bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng, bài hát là khúc khải hoàn ca của một chiến thắng vĩ đại, mang âm hưởng sôi nổi, tự hào, ngợi ca hình ảnh Bác Hồ – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bài hát đã đi cùng năm tháng và sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. 

- Năm 2012, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu bài hát

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát.

Tech12h

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về bài hát. 

- GV cùng HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa bài hát. 

- GV hướng dẫn HS chia đoạn, chia câu cho bài hát. 

Nội dung ghi nhớ:

Bài hát Nơi ấy Trường Sa có giai điệu vui tươi, rộn ràng, lời ca giàu hình ảnh về thiên nhiên, về các chiến sĩ hải quân ngày đêm vững tay súng bảo vệ biển đảo quê hương.

- Bài hát chia thành 2 đoạn: 

+ Đoạn 1: Như thế nào ... sắc biếc nông sâu.

+ Đoạn 2: Như thế nào? Em đã biết đâu ... nơi ấy là Trường Sa!

Nhiệm vụ 4: Khởi động giọng

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

Nhiệm vụ 5: Dạy hát

- GV đàn và hát mẫu 1 – 2 câu đầu, bắt nhịp cho cả lớp cùng hát. 

- GV tiếp tục đàn kết hợp hát mẫu từng câu và dạy hát ghép nối các câu; ghép đoạn 1; đoạn 2 và hoàn thiện cả bài. 

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.

- GV tổ chức cho HS hát theo hình thức lĩnh xướng, hòa giọng:

+ Hát nối tiếp: Nhóm nam, nhóm nữ hát nối tiếp

+ Hát hòa giọng: Cả lớp thực hiện (hát từ Như thế nào? Em có biết đâu! … nơi ấy là Trường Sa)

- GV lưu ý HS trong khi học hát: 

+ Thể hiện sắc thái vui tươi, hồn nhiên và thể hiện tình cảm của mình. 

+ Cần lắng nghe và phối hợp với nhau để tạo sự hoà quyện, nhịp nhàng.

Nội dung ghi nhớ:

- Hát ngân đủ trường độ những tiếng hát có dấu nối, dấu luyến như: hộ, gió, ba, tổ, chìm, trên cát,...

- Hát chính xác những từ có đảo phách trong các câu hát của đoạn 1: muôn trùng sóng, muốn vàn bão, lại gọi đảo, đập dìu ca, sắc biếc nông.

Những từ có đảo phách ở đoạn 2: em đã biết, nhìn về phía, một điều mà.

- Những từ có dấu hóa bất thường: nơi, trường (đoạn 2).

1.  Nghe bài hát Nơi đảo xa (Sáng tác: Thế Song)

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu tác giả và bài hát Nơi đảo xa

- GV cung cấp cho HS một số thông tin về tác giả Thế Song và bài hát Nơi đảo xa.

Tech12h

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và bài hát Nơi đảo xa qua internet.

- GV yêu cầu HS nhắc lại một số thông tin chính về tác giả và bài hát Nơi đảo xa.

Nội dung ghi nhớ:

- Thế Song (tên thật Nguyễn Thế Song), là một nhạc sĩ Việt Nam. 

- Năm 1955 ông là diễn viên hát tại Đoàn Ca nhạc Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và sau đó là cán bộ biên tập âm nhạc của Đài. Sau khi nghỉ hưu ông vẫn cộng tác với ban biên tập âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam, tham gia hoạt động âm nhạc của Hội Âm nhạc Hà Nội.

- Thế Song đã viết gần 600 ca khúc gồm nhiều đề tài, thể loại khác nhau trong sự nghiệp sáng tác. Bên cạnh tác phẩm nổi bật nhất Nơi đảo xa, ông còn có nhiều ca khúc khác cùng đề tài như: Ngôi nhà lính đảo, Biển mưa, Biển chuyện tình hóa đá, Hoa hồng biển đảo, Mênh mang Trường Sa,…

- Nội dung bài hát viết về người lính, giàu chất tự sự, giai điệu nhẹ nhàng, trẻ trung gợi tình yêu biển đảo trong niềm hân hoan, hứng khởi. 

Nhiệm vụ 2: Nghe bài hát Nơi đảo xa

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát.

Tech12h

- GV tổ chức cho HS nghe nhạc:

https://www.youtube.com/watch?v=u7TgeV0H8Rw

- GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vận động nhẹ nhàng theo nhịp điệu.

- GV nêu yêu cầu: Cảm nhận giai điệu, lời ca của bài hát.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- GV đặt các câu hỏi: Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc, trí tưởng tượng của bản thân về giai điệu, tính chất âm nhạc, nội dung, hình tượng âm nhạc khi nghe bài hát. 

- GV gợi ý: HS chia sẻ hiểu biết, trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia nói chung, chủ quyền biển đảo Việt Nam nói riêng.

Gợi ý:

- GV mời 2 - 3 HS chia sẻ cảm nhận trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1: Ôn luyện bài hát

- GV yêu cầu HS ôn luyện bài hát Nơi ấy Trường Sa theo các hình thức đã học.

- Lưu ý: GV đưa bài hát vào trong những hoạt động ngoại khóa của nhà trường, hát cho người thân nghe hoặc trong những dịp sinh hoạt cộng đồng: ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày truyền thống bộ đội biên phòng,…

Nhiệm vụ 2: Hình ảnh về thiên nhiên được nhắc tới trong lời bài hát Nơi ấy Trường Sa

- GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc có lời bài hát và nêu câu hỏi: Hình ảnh về thiên nhiên được nhắc tới trong lời bài hát Nơi ấy Trường Sa.

GV yêu cầu: Qua bài hát Nơi ấy Trường Sa, hãy sáng tạo hình thức biểu diễn phù hợp với giai điệu, nội dung của bài để thể hiện ở tiết Vận dụng – Sáng tạo.

Gợi ý:

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp trên quần đảo Trường Sa.

+ Hình tượng người lính hải quân đứng gác, góp phần bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.

+ Tổ quốc Việt Nam có Trường Sa (ý nghĩa khẳng định chủ quyền biển đảo).

* TỔNG KẾT TIẾT HỌC

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học.

- HS tiếp tục luyện tập bài hát Nơi ấy Trường Sa bằng các hình thức đã được học. Khuyến khích cá nhân nhóm HS có ý tưởng sáng tạo phong phú, đa dạng để thể hiện, trình diễn, biểu diễn bài hát ở tiết học sau. 

- Tìm hiểu trước về đàn guitar, ukulele, một số nghệ sĩ đàn guitar nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.