Slide bài giảng âm nhạc 8 kết nối tiết 18: Ôn tập cuối học kì I
Slide điện tử tiết 18: Ôn tập cuối học kì I. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 8 – TIẾT 18:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS biểu diễn bài hát Nơi đảo xa với các hình thức khác nhau.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Biểu diễn bài Nơi ấy Trường Sa với các hình thức em đã chọn
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời nhanh câu hỏi:
- Em hãy nêu tên một bài hát, tác giả và nội dung bài hát đã học trong Chủ đề 1, 2, 3, 4 mà em yêu thích nhất.
- Thể hiện một số câu hát mà em ấn tượng nhất trong bài hát đó.
Nội dung ghi nhớ:
Tên bài hát, tác giả và nội dung của các bài hát đã học trong Chủ đề 1, 2, 3, 4:
+ Chào năm học mới (Phạm Hải Đăng): Lời ca như tiếng reo vui đầy hân hoan của các bạn học sinh trong ngày khai trường; chứa đựng tình cảm yêu mến, gắn bó với mái trường, thầy cô và bạn bè.
+ Việt Nam ơi (Bùi Quang Minh): Bức tranh toàn cảnh về đất nước Việt Nam tươi đẹp đang đổi thay từng ngày để hội nhập và phát triển cùng thế giới.
+ Ngàn ước mơ Việt Nam (Nguyễn Hồng Thuận): Có giai điệu đẹp, ca từ giàu hình ảnh. Bài hát gửi một thông điệp tích cực đến thế hệ trẻ: Hãy luôn sống lạc quan, vượt qua mọi khó khăn, không ngừng học tập để đạt được ước mơ trong cuộc sống.
+ Nơi ấy Trường Sa (Phạm Tuyên): Giai điệu vui tươi, rộn ràng, lời ca giàu hình ảnh về thiên nhiên, về các chiến sĩ hải quân ngày đêm vững tay súng bảo vệ biển đảo quê hương.
HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
Hoạt động 1: Hát
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Ôn luyện và biểu diễn các bài hát Chào năm học mới bằng các hình thức đã học hoặc tự sáng tạo.
https://www.youtube.com/watch?v=ZkZBkTnLQuE
+ Nhóm 2: Ôn luyện và biểu diễn các bài hát Việt Nam ơi bằng các hình thức đã học hoặc tự sáng tạo.
https://www.youtube.com/watch?v=c8C2E73YVvA
+ Nhóm 3: Ôn luyện và biểu diễn các bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam (trích đoạn) bằng các hình thức đã học hoặc tự sáng tạo.
+ Nhóm 4: Ôn luyện và biểu diễn các bài hát Nơi ấy Trường Sa bằng các hình thức đã học hoặc tự sáng tạo.
- GV hướng dẫn cho HS các hình thức ôn luyện và biểu diễn:
+ Hát lĩnh xướng, hòa giọng.
+ Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
+ Hát đồng ca, hợp xướng liên khúc Tôi yêu Việt Nam.
Gợi ý:
- GV mời 4 nhóm lần lượt trình bày phần biểu diễn bài hát Chào năm học mới, Việt Nam ơi, Ngàn ước mơ Việt Nam (trích đoạn), Nơi ấy Trường Sa bằng các hình thức đã học hoặc tứ sáng tạo.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét phần thể hiện bài hát của nhóm bạn.
Hoạt động 2: Nghe nhạc
- GV tổ chức cho HS cả lớp nghe lại bài hát Chào năm học mới, Việt Nam ơi, Ngàn ước mơ Việt Nam (trích đoạn), Nơi ấy Trường Sa:
+ Chào năm học mới: https://www.youtube.com/watch?v=ZkZBkTnLQuE
+ Việt Nam ơi: https://www.youtube.com/watch?v=c8C2E73YVvA
+ Bay lên nhé nụ cười: https://youtu.be/NJtWfz36TC8
+ Ngàn ước mơ Việt Nam: https://youtu.be/Iq2mkSuURpg
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa, nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát Bay lên nhé nụ cười, Ngàn ước mơ Việt Nam.
Gợi ý:
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Bài hát: Chào năm học mới:
Nội dung, ý nghĩa: Gợi lên những ngày đi học, những kí ức khi còn ở trường học. Ngày đi học mà đầy nước mắt nhưng nó lại ghi lại một kỉ niệm khó quên.
Tính chất âm nhạc: tâm trạng phấn khởi, náo nức của các em HS trong ngày khai trường.
+ Bài hát: Việt Nam ơi:
Nội dung, ý nghĩa: Bài hát thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết, góp thêm sức mạnh cho đất nước trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Tính chất âm nhạc: giai điệu mạnh mẽ, hùng tráng và sôi động.
+ Bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam:
Nội dung, ý nghĩa: Thông điệp sống lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam, luôn ước mơ, cháy hết mình vì đam mê để hướng tới thành công.
Tính chất âm nhạc: Giai điệu đẹp, vui tươi, trong sáng, ca từ giàu hình ảnh.
+ Bài hát Nơi ấy Trường Sa:
Nội dung, ý nghĩa: Gợi lên những ước mơ của tuổi học trò, luôn vững tin vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hướng tới tương lai tươi đẹp, thành công.
Tính chất âm nhạc: vui tươi, trong sáng, giai điệu trẻ trung, rộn ràng.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 3: Đọc nhạc
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV nêu yêu cầu ôn tập cho HS: Ôn luyện Bài đọc nhạc số 1, 2.
- GV hướng dẫn HS luyện tập:
+ Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1, 2.
+ Đọc nhạc kết hợp gõ theo phách, nhịp.
+ Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.
+ Đọc nhạc có bè quãng 3 đơn giản.
+ Đọc nhạc kết hợp ghép lời ca.
Gợi ý:
- GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý phần biểu diễn, thể hiện Bài đọc nhạc số 1, 2 của các nhóm.
- GV khen ngợi, khích lệ nhóm có phần thể hiện tốt.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 4. Lí thuyết âm nhạc
- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Trình bày hiểu biết về giọng Đô trưởng.
+ Kể tên một số bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng.
+ Xác định giọng qua các bài hát, bài đọc nhạc đã học.
+ Trình bày hiểu biết về nhịp.
+ So sánh sự giống và khác nhau giữa nhịp và .
Gợi ý:
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Giọng Đô trưởng:
Âm chủ giọng Đô trưởng: Âm Đô.
Kí hiệu: C – dur hoặc C Major.
Hóa biểu: Không có dấu thăng hoặc dấu giáng; thường kết thúc bằng âm chủ là nốt Đô.
+ Nhịp :
Gồm 3 phách trong một ô nhịp.
Mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn.
Phách 1 mạnh; phách 2 và phách 3 nhẹ.
Có tính chất uyển chuyển, linh hoạt.
+ So sánh:
So sánh Nhịp | Giống nhau | Khác nhau |
Nhịp | - Cách đánh nhịp giống nhau. - Gồm 3 phách trong một ô nhịp. - Phách 1 mạnh; phách 2 và phách 3 nhẹ.
| - Mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn. - Có tính chất uyển chuyển, linh hoạt. |
Nhịp | - Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen. - Thường dùng trong các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vui tươi, sinh động. Nhạc múa ở Châu Âu. Chopin hay sáng tác các bản nhạc nhịp 3/4. |
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 5. Thường thức âm nhạc
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Trình bày các hình thức hát hợp xướng, hát bè và vận dụng vào bài Việt Nam ơi, Ngàn ước mơ Việt Nam qua liên khúc Tôi yêu Việt Nam.
+ Trình bày một số đặc điểm của thể loại hợp xướng. Phân biệt được hát hợp xướng và các hình thức ca hát khác.
+ Trình bày một số đặc điểm của đàn guitar và ukulele. Phân biệt được âm sắc của 2 nhạc cụ.
Gợi ý:
+ Hát hợp xướng:
Hát có nhiều bè, mỗi bè do một loại giọng đảm nhiệm. Phổ biến nhất là dàn hợp xướng hỗn hợp (gồm các bè giọng nữ cao - soprano, nữ trầm - alto, nam cao - tenor và nam trầm - bass). Bên cạnh đó, có những hình thức hát hợp xưởng chỉ dành riêng cho giọng nam, giọng nữ hoặc thiếu nhi.
Với dàn hợp xướng thiếu nhi, âm vực giọng của các em còn hẹp, các tác phẩm thường được soạn riêng với mức độ đơn giản, ít bè.
Hợp xướng có thể dùng nhạc đệm hoặc không dùng nhạc đệm. Dàn hợp xướng có số lượng từ vài chục đến hàng trăm người biểu diễn.
+ Đàn guitar:
Guitar gỗ gồm 6 dây, có hộp cộng hưởng làm bằng gỗ. Loại guitar này có âm thanh vang, trầm ấm phù hợp với phong cách nhạc cổ điển, thính phòng. Khi chơi đàn, dù là theo tư thế ngồi hay đứng, người chơi thường ôm guitar vào lòng theo phương ngang, tay trái bấm phím đàn, tay phải gảy lên dây đàn bằng các đầu ngón tay.
Guitar điện được gắn bộ khuếch đại âm thanh, thường sử dụng trong các ban nhạc điện tử. Người chơi sử dụng móng gảy bằng nhựa gảy lên dây đàn.
+ Ukulele: Đàn ukulele có hình dáng, chất liệu giống với đàn guitar gỗ nhưng nhỏ hơn và thường có 4 dây. Người chơi đàn có thể ngồi hoặc đứng, một tay bấm phím và một tay gảy dây đàn. Âm thanh của ukulele nghe trong trẻo, kết hợp với kĩ thuật gảy và vê, rất hiệu quả để tạo nên sắc thái rộn ràng, tươi tắn, sôi nổi.
Hoạt động 6. Nhạc cụ giai điệu
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Biểu diễn bài hòa tấu hai bè.
+ Biểu diễn bài Xòe hoa bằng kèn phím hoặc recorder.
* CHUẨN BỊ BÀI MỜI
Ôn tập các nội dung đã học trong Chủ đề 1, 2, 3, 4 để chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì 1.