Slide bài giảng âm nhạc 8 kết nối tiết 20: Thường thức âm nhạc: và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ; Ôn bài hát: Ngày Tết quê em
Slide điện tử tiết 20: Thường thức âm nhạc: và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ; Ôn bài hát: Ngày Tết quê em. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9 – TIẾT 20:
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ TRẦN HOÀN VÀ CA KHÚC MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ
ÔN BÀI HÁT: NGÀY TẾT QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV trình chiếu cho HS xem video và nêu yêu cầu thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ: Các bức tranh nói về những cảnh đẹp, phong tục, lễ hội nào khi xuân về.
Hình 1 | Hình 2 |
Hình 3 | Hình 4 |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Hoàn
- GV trình chiếu cho HS xem video một số ca khúc tiêu biểu của nhạc sĩ Trần Hoàn:
+ Thăm bến Nhà Rồng: https://youtu.be/vT9cK0SJPrQ
+ Lời ru trên nương: https://youtu.be/UlcdhdKfIXw
+ Khúc hát người Hà Nội: https://youtu.be/2T5LISlf9OQ
+ Tình ca mùa xuân: https://youtu.be/MNjsPY2yXYg
+ Lời Bác dặn trước lúc đi xa:
+ Sơn nữ ca: https://youtu.be/Sk-0aecUJfk
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nêu hiểu biết của em về nhạc sĩ Trần Hoàn.
+ Các ca khúc của nhạc sĩ Trần Hoàn có đặc điểm gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Nhạc sĩ Trần Hoàn tên thật là Nguyễn Tăng Hích (1928 – 2003), bút danh Hồ Thuận An
- Sáng tác đầu tay: Học sinh vui tươi (khi còn là HS trường Lycée Khải Định).
- Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông dùng ngòi bút của mình sáng tác để phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến.
- Một số ca khúc: Sơn nữ ca, Khúc hò khoan trên sông Hương, Cảm xúc từ Làng Sen, Thăm bến Nhà Rồng, Con trâu kháng chiến, Bà Ba, Lời người ra đi,...
- Ca từ trong bài hát của ông bình dị, giàu vần điệu, nhiều luyến láy, tiết tấu thường chậm, nhấn nhá. Âm nhạc giàu chất dân ca miền Trung.
- Nhạc sĩ Trần Hoàn đã đóng góp nhiều ca khúc có giá trị cho nền âm nhạc Việt Nam.
Nhiệm vụ 2: Nghe và cảm nhận ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ
- GV cho HS nghe/xem video ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ:
- GV yêu cầu HS nghe và cảm nhận tác phẩm trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể.
- GV chia HS thành 4 nhóm (4- 6 HS/nhóm).
- GV đưa ra nhiệm vụ cho HS:
+ Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh ra đời bài hát.
+ Nhóm 2: Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.
+ Nhóm 3: Nêu cảm nghĩ của em sau khi nghe ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.
+ Nhóm 4: Nêu những hình ảnh gợi tả về mùa xuân mà em thấy ấn tượng trong ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.
Nội dung ghi nhớ:
- Hoàn cảnh ra đời: Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc vào năm 1980. Với chất liệu trữ tình của dân ca Huế, bài hát như một bức tranh xuân đầm ấm và tràn đầy tình cảm. Bài hát viết theo nhịp , có giai điệu phóng khoáng, trong sáng và sâu lắng.
- Tính chất âm nhạc:
+ Đoạn 1 viết ở giọng thứ với tính chất âm nhạc nhẹ nhàng, thiết tha.
+ Đoạn 2 chuyển sang giọng trưởng, tính chất âm nhạc vui tươi, rộn ràng.
- Cảm nhận ca khúc:
+ Nội dung ca nhạc: Lời tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Thông điệp: Mỗi chúng ta hãy sống khiêm nhường, đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình để làm cho cuộc đời này tươi đẹp hơn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV mở file nhạc bài Ngày Tết quê em cho HS.
- GV chia HS thành các nhóm ôn tập các hình thức hát.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV mở file nhạc bài Ngày Tết quê em kết hợp với hình thức đã học cho HS.
- GV chia HS thành các nhóm ôn tập biểu diễn bài hát với hình thức đã học và sáng tạo thêm.
* TỔNG KẾT TIẾT HỌC
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học.
- GV lưu ý những kiến thức cần ghi nhớ.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tiếp tục tập luyện, hoàn thiện bài hát Ngày Tết quê em với nhạc beat.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu lí thuyết âm nhạc về nhịp để so sánh với nhịp đã học.