Slide bài giảng âm nhạc 8 kết nối tiết 27: Ôn tập giữa học kì II
Slide điện tử tiết 27: Ôn tập giữa học kì II. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11 – TIẾT 27:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời nhanh câu hỏi:
- Em hãy nêu tên một bài hát, tác giả và nội dung bài hát đã học trong Chủ đề 5, 6 mà em yêu thích nhất.
- Thể hiện một số câu hát mà em ấn tượng nhất trong bài hát đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hát
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như sau:
+ Nhóm 1, 2: Ôn luyện và biểu diễn các bài hát Ngày Tết quê em bằng các hình thức đã học hoặc tự sáng tạo.
+ Nhóm 3, 4: Ôn luyện và biểu diễn các bài hát Hát lên cho ngày mai bằng các hình thức đã học hoặc tự sáng tạo.
- GV hướng dẫn cho HS các hình thức ôn luyện và biểu diễn:
+ Hát theo hình thức hòa giọng, nối tiếp.
+ Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
Hoạt động 2: Nghe nhạc
- GV tổ chức cho HS cả lớp nghe lại bài hát Trở về Surriento:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa, nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát Trở về Surriento.
Hoạt động 3: Đọc nhạc
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV nêu yêu cầu ôn tập cho HS: Ôn luyện Bài đọc nhạc số 3, 4.
- GV hướng dẫn HS luyện tập:
+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm vào phách mạnh và phách mạnh vừa.
+ Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp .
+ Đọc nhạc kết hợp ghép lời ca.
Bài đọc nhạc số 3: https://youtu.be/wvmW_DUDJNI
Bài đọc nhạc số 4: https://youtu.be/j0YnP0yEvK8
Hoạt động 4. Lí thuyết âm nhạc
- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Trình bày hiểu biết về nhịp.
+ Trình bày hiểu biết về gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ.
+ Xác định giọng qua các bài hát, bài đọc nhạc đã học.
Nội dung ghi nhớ:
+ Nhịp :
Gồm 6 phách trong một ô nhịp.
Mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn.
Mỗi nhịp có 2 trọng âm.
Phách 1 mạnh; phách 2 và 3 nhẹ.
Phách 4 mạnh vừa, phách 5 và 6 nhẹ.
Tính chất nhẹ nhàng, uyển chuyển.
+ Gam thứ:
Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, bắt đầu từ âm bậc I (âm chủ - âm ổn định nhất).
Có cấu tạo cung và nửa cung như sau:
+ Giọng thứ:
Hình thành khi các bậc âm của gam thứ được sử dụng để xây dựng một tác phẩm âm nhạc (bài hát, bản nhạc).
Tên gọi của giọng bao gồm tên âm chủ kèm theo từ “thứ” (moll hoặc Minor).
Bài hát, bản nhạc có tính chất trữ tình, mềm mại thường được viết ở giọng thứ.
+ Giọng La thứ:
Giọng thứ có âm chủ là nốt La.
Kí hiệu: a – moll hoặc A Minor.
Giọng La thứ gồm các bậc âm cơ bản. Vì thế, một bài hát hoặc bản nhạc viết ở giọng La thứ thì hóa biểu (hệ thống dấu hóa sau khóa nhạc) không có dấu thăng hoặc dấu giáng và thường kết thúc bằng âm chủ là nốt La.
Thành phần âm của giọng La thứ:
Hoạt động 5. Thường thức âm nhạc
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: Trình bày hiểu biết về nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
Nội dung ghi nhớ:
+ Nhạc sĩ Trần Hoàn:
Nhạc sĩ Trần Hoàn (1928 – 2003) sinh ra tại làng Câu Nhi.
Trong gần 60 năm sáng tác, ông đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hàng trăm ca khúc.
Tác phẩm tiêu biểu: Sơn nữ Ca, Lời người ra đi, Lời ru trên nương (thơ Nguyễn Khoa Điềm), Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa,...
Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. Năm 2013, thành phố Hải Phòng có một con đường mang tên ông.
+ Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ:
Được phổ nhạc vào năm 1980.
Với chất liệu trữ tình của dân ca Huế, bài hát như một bức tranh xuân đầm ấm và tràn đầy tình cảm.
Bài hát viết theo nhịp , có giai điệu phóng khoáng, trong sáng và sâu lắng.
Đoạn 1 được viết ở giọng thứ, giai điệu mềm mại, duyên dáng.
Đoạn 2 được viết ở giọng trưởng, giai điệu đẩy dần lên cao trào rồi đọng lại, như khắc hoạc một mùa xuân với nhiều cảm xúc chứa chan tình người.
Hoạt động 6. Nhạc cụ giai điệu
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Biểu diễn bài Bài đọc nhạc số 3 trên recorder hoặc bài Trở về Surriento trên kèn phím.
* CHUẨN BỊ BÀI MỚI
GV dặn dò HS tìm hiểu trước Chủ đề 7.