Slide bài giảng âm nhạc 8 kết nối tiết 25: Lí thuyết âm nhạc: Gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ; Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4
Slide điện tử tiết 25: Lí thuyết âm nhạc: Gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ; Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11 – TIẾT 25:
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: GAM THỨ, GIỌNG THỨ, GIỌNG LA THỨ
ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 4
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS xem một vài hình ảnh/ video về tuổi học trò: Khúc hát chim sơn ca.
- GV hướng dẫn HS lắng nghe, cảm nhận giai điệu bài hát và chia sẻ suy nghĩ của mình.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Lí thuyết âm nhạc – Gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ
Nhiệm vụ 1: Gam thứ
- GV trình bày gam thứ và phân tích các bậc, cấu tạo cung và nửa cung của gam thứ.
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Gam thứ có bao nhiêu cung và nửa cung?
+ Gam thứ có nửa cung nằm ở những bậc nào?
+ Trong gam thứ, bậc âm nào là ổn định nhất?
- GV nhắc lại gam trưởng và so sánh với cấu tạo cung, nửa cung trong gam thứ.
Gam trưởng | Gam thứ |
Gam trưởng có 5 cung và 2 nửa cung | Gam thứ có 5 cung và 2 nửa cung |
Bậc III – IV, bậc VII – (I) | Bậc II – III, bậc V – VI |
Bậc I, III, V, trong đó bậc I là ổn định nhất | Âm ổn định nhất là bậc 1 |
Nội dung ghi nhớ:
- Khái niệm: Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, bắt đầu từ âm bậc 1 (âm chủ - âm ổn định nhất).
Nhiệm vụ 2: Giọng thứ
- GV phân tích khái niệm về giọng thứ.
- GV minh họa giọng thứ từ những âm chủ khác nhau.
Ví dụ: Giọng Son thứ có âm chủ là nốt Son, giọng Mi thứ âm chủ là nốt Mi.
- GV phân tích và minh họa giọng La thứ qua trích đoạn bài hát Trở về Surriento.
Nội dung ghi nhớ:
- Hình thành khi các bậc âm của gam thứ được sử dụng để xây dựng thành một tác phẩm âm nhạc (bài hát, bản nhạc). Tên gọi của giọng ba gồm tên âm chủ kèm theo là từ “thứ” (moll hoặc Minor). Những bài hát, bản nhạc có tính chất trữ tình, mềm mại thường được viết ở giọng thứ.
Nhiệm vụ 3: Giọng La thứ
- GV phân tích các bậc âm của giọng La thứ.
- Từ minh hoạ trên, GV phân tích cho HS:
+ Áp dụng cấu tạo các bậc của gam thứ vào giọng La thứ.
+ Những âm ổn định của giọng La thứ gồm: La bậc I, Đô bậc III, Mi bậc IV, trong đó âm ổn định nhất là nốt La bậc I.
- GV hướng dẫn HS xác định giọng bài hát Quê hương – Dân ca Ukraina.
+ GV trình chiếu bản nhạc và đàn giai điệu (1 – 2 lần).
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Tìm các bậc âm trong gam La thứ.
+ Tìm các âm ổn định của giọng La thứ trong bài hát.
+ Tìm âm kết của bài hát.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK: Xác định giọng Bài đọc nhạc số 4 – Trở về Suriento.
Nội dung ghi nhớ:
- Âm chủ giọng Đô trưởng: Âm Đô.
- Kí hiệu: C – dur hoặc C Major.
- Hóa biểu:
+ Không có dấu thăng hoặc dấu giáng.
+ Thường kết thúc bằng âm chủ là nốt Đô.
2. Đọc nhạc – Bài đọc nhạc số 4
- GV hướng dẫn HS đọc gam La thứ hướng đi lên và đi xuống.
- GV hướng dẫn HS đọc trục của gam La thứ.
- GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu và gõ theo phách theo nhóm:
+ Đọc tiết tấu theo tên trường độ hoặc đếm số kết hợp gõ phách.
+ Vừa đọc tiết tấu theo tên trường độ hoặc đếm số cùng với vỗ tay.
* Luyện tập bài đọc nhạc số 4:
- GV đọc mẫu bài đọc nhạc:
- GV hướng dẫn HS đọc lần lượt từng nét nhạc (4 nét nhạc), kết hợp vỗ tay theo phách.
- GV đệm đàn cho HS đọc hoàn thiện cả bài.
Nội dung ghi nhớ:
+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp , có giai điệu là các nốt tiến hành liền bậc.
+ Nốt nhạc: Là, Sì, Đô, Rê, Mi.
+ Hình nốt: Nốt đen, nốt móc đơn, nốt trắng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách
- GV hướng dẫn HS tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách (nhấn ở phách 1, nhẹ ở phách 2 và 3).
- GV cho HS đọc 2 lần liên tiếp (lần 1 đọc nhạc, lần 2 đọc lời ca) kết hợp với gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn HS ghép lời ca theo từng nét nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.
Nhiệm vụ 2: Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp
- GV cho HS ôn lại cách đánh nhịp .
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp với đánh nhịp
Gợi ý:
- Tổ chức luyện tập theo nhóm: một nhóm đọc, một nhóm đánh nhịp và ngược lại.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
* TỔNG KẾT TIẾT HỌC
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học.
- Tìm hiểu trước nội dung Lí thuyết âm nhạc: gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ và Bài đọc nhạc số 4.