Slide bài giảng âm nhạc 8 kết nối tiết 30: Lí thuyết âm nhạc: Đảo phách; Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5
Slide điện tử tiết 30: Lí thuyết âm nhạc: Đảo phách; Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 13 – TIẾT 30:
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: ĐẢO PHÁCH
ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 5
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS lắng nghe bài hát:
+ Bài hát Vì cuộc sống tươi đẹp (SGK Âm nhạc 7, tr.14):
https://youtu.be/rHEyF8VLPaE?si=yNCdYIn3SRjL4W1K
+ Bài hát Nhớ ơn thầy cô (SGK Âm nhạc 7, tr.22):
https://youtu.be/B_84oBjhMHA?si=H_ZZtyXMbVngqoD7
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nhận xét về câu hát đảo phách “Cùng nhau ta hát tha thiết muôn lời ca” trong bài hát Vì cuộc sống tươi đẹp.
+ Em hãy nhận xét về câu hát đảo phách “Về lại trường xưa với bao kỉ niệm” trong bài hát Nhớ ơn thầy cô.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Lí thuyết âm nhạc – Đảo phách
Nhiệm vụ 1: Lí thuyết âm nhạc
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.56 và trả lời câu hỏi: Thế nào là đảo phách?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các trường hợp đảo phách: Có hai trường hợp đảo phách:
+ Đảo phách trong phạm vi một ô nhịp: Nốt nhạc vang lên ở phần nhẹ của phách trước và ngân sang phách ngay sau đó.
+ Đảo phách từ ô nhịp trước sang ô nhịp sau: nốt nhạc vang lên ở phách nhẹ hoặc phần nhẹ của phách cuối nhịp trước ngân sang phách mạnh ở nhịp sau.
+ Hiện tượng đảo phách làm thay đổi trọng tâm của nhịp, tạo nên những nét nhấn lệch làm cho âm nhạc thêm sinh động.
- GV trình chiếu cho HS quan sát bản nhạc, yêu cầu HS tìm những câu hát đảo phách:
+ Bài Mưa hè (SGK Âm nhạc 7, tr.62):
+ Bài Chào năm học mới (SGK Âm nhạc 8, tr.6):
Nội dung ghi nhớ:
Khái niệm: Đảo phách là hiện tượng một âm bắt đầu vang lên ở phách nhẹ hoặc phần nhẹ của phách ngân sang phách mạnh hoặc phần mạnh của phách tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Đọc Bài đọc nhạc số 5
- GV đàn giai điệu Bài đọc nhạc số 5hai lần.
- GV cho HS quan sát bản nhạc.
- GV hướng dẫn HS khai thác bài đọc nhạc thông qua các câu hỏi và yêu cầu :
+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì?
+ Có bao nhiêu ô nhịp?
+ Trong bản nhạc có kí hiệu thường gặp nào?
+ Về trường độ, em thấy có kí hiệu nào mới?
- GV hướng dẫn HS luyện đọc cao độ:
+ Đọc thang 7 âm đọc thêm trên thang 5 âm (thiếu Si, Pha):
+ Luyện tập tiết tấu và gõ theo phách:
+ GV đệm đàn cho HS, chia Bài đọc nhạc số 5 thành 4 câu, luyện đọc từng câu.
Nội dung ghi nhớ:
- Bài đọc nhạc số 5 viết ở nhịp .
- Bài đọc nhạc số 5 có 10 ô nhịp.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc hoàn thành cả bài, sau đó ghép lời.
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc hoặc hát lời kết hợp gõ phách hay đánh nhịp .
* TỔNG KẾT TIẾT HỌC
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học.
- HS tiếp tục luyện tập bài hát Bài đọc nhạc số 5.
- Các nhóm ôn luyện các nội dung đã học trong Chủ đề 7 để biểu diễn ở tiết Vận dụng – sáng tạo.