Slide bài giảng âm nhạc 8 kết nối tiết 19: Hát: Ngày tết quê em
Slide điện tử tiết 19: Hát: Ngày tết quê em. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9 – TIẾT 19:
HÁT: NGÀY TẾT QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS hát kết hợp vận động nhịp điệu 1 bài hát về chủ đề Mùa xuân.
Bài hát Mùa xuân ơi!: https://youtu.be/J_50AbDsnJ4 (0:55)
- GV hướng dẫn HS lắng nghe, cảm nhận giai điệu bài hát, kết hợp vận động nhịp điệu.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát Mùa xuân ơi!
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Học hát bài Ngày Tết quê em – Học hát từng câu kết hợp vỗ tay theo phách
Nhiệm vụ 1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc
- GV cho HS nghe bài hát Ngày Tết quê em.
- GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát.
- GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.
Nội dung ghi nhớ:
- HS lắng nghe bài hát Ngày Tết quê em.
- Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát.
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu tác giả
- GV trình chiếu cho HS quan sát tác giả Nguyễn Hồng Thuận.
- GV cung cấp cho HS một số thông tin về tác giả Từ Huy.
- GV yêu cầu HS nhớ và nhắc lại một số thông tin chính về tác giả.
Nội dung ghi nhớ:
- Tác giả:
+ Nhạc sĩ Từ Huy tên khai sinh là Tạ Từ Huy (1948 – 1006), nguyên quán ở Quảng Nam.
+ Ông là thi sĩ, họa sĩ và thành viên trong nhóm Những người bạn, gồm 7 nhạc sĩ tên tuổi khác.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Một thoáng quê hương, Mong đợi ngậm ngùi, Quê hương tuổi thơ của tôi,...
- Tác phẩm: Bài hát Ngày Tết quê em có giai điệu vui tươi, rộn ràng, hình ảnh các phong tục tốt đẹp chào đón năm mới được tác giả lồng ghép khéo léo trong ca từ, làm nổi bật lên khung cảnh ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu bài hát
- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát.
- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về bài hát: Trước đây, tiếng pháo là một âm thanh rất đỗi quen thuộc trong mỗi dịp Tết cổ truyền của người việt, để người dân đón Tết an toàn, Nhà nước chính thức ra Chỉ thị cấm sản xuất và đốt pháo từ cuối năm 1994. Lấy cảm hứng từ âm thanh tiếng pháo “tách, tách, tách, tách, tách, đùng!” nhạc sĩ Từ Huy đã tái hiện và ngân lên câu hát “Tết Tết Tết Tết đến rồi” như muốn lưu lại những âm thanh quen thuộc ấy để thế hệ sau nhớ về những lễ tục trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Bài hát Ngày Tết quê em có sức lan rộng lớn đối với cả người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài trong nhiều thập niên qua.
- GV cùng HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa bài hát.
- GV hướng dẫn HS chia đoạn, chia câu cho bài hát.
Nội dung ghi nhớ:
- Bài hát Ngày Tết quê em có giai điệu vui tươi, rộn ràng như bức tranh ngập tràn xuân, mọi người hân hoan đón Tết, mang đậm nét thuần phong mĩ tục cổ truyền của dân tộc Việt.
- Bài hát chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Tết Tết Tết ... mọi người.
+ Đoạn 2: Mừng ngày Tết ... mau phát tài.
Nhiệm vụ 4: Khởi động giọng
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.
Nhiệm vụ 5: Dạy hát
- GV đàn và hát mẫu câu đầu 1 - 2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát.
- GV tiếp tục đàn kết hợp hát mẫu từng câu và dạy hát ghép nối các câu; ghép đoạn 1, đoạn 2 và hoàn thiện cả bài.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.
Nội dung ghi nhớ:
+ Hát chính xác những tiếng hát có dấu luyến: đến, pháp, lễ, gia, phát,...
+ Hát chính xác trường độ những tiếng hát có âm hình nốt kép: Tết Tết,...
+ Những tiếng hát có dấu nối cần ngân đủ số phách: người, chùa, đình, hoa, tài,...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV tổ chức cho HS:
+ Hát hòa giọng: cả lớp thực hiện hát đoạn 1.
+ Hát nối tiếp đoạn 2: chia nhóm 1, nhóm 2/nhóm giọng nam, nữ,...
- GV chỉnh sửa những HS hát chưa đúng về cao độ, tiết tấu, sắc thái,...
- GV khuyến khích HS có năng lực hát tốt tham gia hát theo hình thức hòa giọng, nối tiếp.
Gợi ý:
- HS trình bày hát theo hình thức hòa giọng, nối tiếp trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1: Hát kết hợp gõ đệm
- GV cho HS quan sát và vỗ tay theo âm hình 1.
- GV tổ chức gõ đệm, chia HS thành 3 nhóm: 2 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm và đổi lại.
- GV cho HS quan sát và vỗ tay theo âm hình tiết tấu 2.
Nhiệm vụ 2: Hình ảnh về thiên nhiên được nhắc tới trong lời bài hát Nơi ấy Trường Sa
- GV cho HS xem video minh họa vận động cơ thể theo âm hình 1 và 2.
https://youtu.be/ShLDC5q2O_M (từ 14:25 - 15:45)
- GV chia HS thành 2 nhóm:
+ Chia lớp thành 2 dãy: 1 dãy hát, 1 dãy vận động cơ thể và đổi lại.
+ GV quan sát, điều chỉnh sửa sai (nếu có).
- GV giao nhiệm vụ các nhóm HS thực hành luyện tập thêm ngoài giờ lên lớp.
Gợi ý:
+ GV gợi ý cho HS khi luyện tập nên chia các bạn trong tổ/nhóm theo năng lực (hát, gõ, đệm, vận động).
+ Khi thể hiện, HS cần lắng nghe, điều chỉnh âm thanh hát, gõ, vận động đạt được sự đồng đều, hài hòa.
Nhiệm vụ 3: Ôn luyện bài hát Ngày Tết quê em
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Chia sẻ cảm nhận của em sau khi học xong bài hát Ngày Tết quê em. Em thích nhất câu hát nào? Vì sao?
Gợi ý:
+ Bức tranh ngày Tết cổ truyền của Việt Nam: Ai cũng bận rộn, hối hả nhưng ngập tràn niềm vui.
+ Tết cổ truyền là dịp nhà nhà người người được đoàn viên. Mọi người được quây quần đoàn tụ bên gia đình.
+ Cùng chúc nhau năm mới bình an, hạnh phúc, ấm no. Tục lệ đi chùa ngày đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt.
* TỔNG KẾT TIẾT HỌC
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học.
- HS tiếp tục luyện tập liên khúc Ngày Tết quê em bằng các hình thức đã học. Khuyến khích cá nhân/nhóm có ý tưởng sáng tạo phong phú, đa dạng để thể hiện bài hát.
- Tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Hoàn, nhà thơ Thanh Hải và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.
- Sưu tầm các bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn.
- Luyện tập bài hát Ngày Tết quê em với ý tưởng sáng tạo của nhóm để biểu diễn.