Slide bài giảng âm nhạc 8 kết nối tiết 29: Thường thức âm nhạc: Đàn nguyệt và đàn tính; Ôn bài hát: Soi bóng bên hồ
Slide điện tử tiết 29: Thường thức âm nhạc: Đàn nguyệt và đàn tính; Ôn bài hát: Soi bóng bên hồ. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 13 – TIẾT 29:
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: ĐÀN NGUYỆT VÀ ĐÀN TÍNH
ÔN BÀI HÁT: SOI BÓNG BÊN HỒ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV trình chiếu cho HS xem video và nêu yêu cầu:
https://youtu.be/FGuUb75__88?si=rKVt_XY76D4S7F8u
+ Bài hát trong video là bài hát gì?
+ Bài hát được biểu diễn dưới hình thức nào?
- GV cho HS thảo luận theo cặp đôi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đàn nguyệt
- GV trình chiếu cho HS xem video biểu diễn đàn nguyệt:
https://youtu.be/xT_ArR1TdJ4?si=iY1G4Z28hepPvaAT
(1p24 – hết)
- GV tổ chức cho các nhóm đưa ra những thông tin đã chuẩn bị về đàn nguyệt và nêu nhiệm vụ: Nêu những hiểu biết của em về đàn nguyệt.
- GV hướng dẫn HS cùng nhau thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện trình bày trước lớp.
Nội dung ghi nhớ:
- Đàn nguyệt (Nam Bộ gọi là đàn kìm) du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỉ XI và sử dụng trong nhiều hình thức sinh hoạt âm nhạc truyền thống của người Việt.
- Mặt đàn hình tròn như Mặt Trăng nên có tên gọi là đàn nguyệt. Đàn có 2 dây bằng tơ se hoặc nilon. Khi biểu diễn, người chơi đàn trong tư thế ngồi hoặc đứng. Tay trái bấm phím đàn, tay phải dùng móng gảy lên dây đàn. Âm thanh đàn nguyệt khỏe khoắn, hơi mờ đục, âm cao tươi sáng, kết hợp với các kĩ thuật chơi như gảy, vê, nhấn, rung,...
- Ngày nay, đàn nguyệt vẫn là nhạc cụ được dùng phổ biến, đặc biệt không thể thiếu trong hát chầu văn – một sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người việt ở Bắc Bộ và trong nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đàn tính
- GV trình chiếu cho HS xem video biểu diễn đàn tính:
https://youtu.be/YQ0DPukDc-0?si=cM79_TN6XQLq77V4
- GV tổ chức cho các nhóm đưa ra những thông tin đã chuẩn bị về đàn tính và nêu nhiệm vụ: Nêu những hiểu biết của em về đàn tính.
- GV hướng dẫn HS cùng nhau thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện trình bày trước lớp.
- GV gợi mở cho HS cảm nhận những nét đặc sắc của đàn nguyệt, đàn tính: Đàn nguyệt ở miền Nam gọi là đàn kìm, đàn tính là tính tẩu. Đàn nguyệt có thể độc tấu, hòa tấu. Đàn tính thường đệm cho hát Then – những làn điệu dân ca của đồng bào Tày, Nùng, Thái,...
- GV yêu cầu HS có ý thức bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa truyền thống như các làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
Nội dung ghi nhớ:
- Đàn tính (tính tẩu) xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời, phổ biến trong sinh hoạt văn hóa dân gian của một số đồng bào miền núi như Tày, Nùng, Thái,...
- Bầu đàn được làm bằng nửa quả bầu khô cắt ngang, có khoét lỗ nhỏ hình hoa thị để thoát âm. Mặt đàn được làm bằng miếng gỗ mỏng, cần đàn trơn không có phím. Đàn có loại 2 dây hoặc 3 dây.
- Theo cách chơi đàn truyền thống, người chơi gảy bằng ngón trỏ của tay phải. Âm thanh của đàn tính êm dịu, thanh thoát, thường dùng để đệm trong hát then.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV mở file nhạc bài hát Soi bóng bên hồ cho HS.
https://youtu.be/pfdEv0J0sPg?si=A0nQPcYwfW4iDm73
- GV tổ chức cho HS ôn bài hát Soi bóng bên hồ theo ý thích và sáng tạo riêng.
- GV hướng dẫn HS hát đúng, thể hiện sắc thái tình cảm và hát đúng những từ có âm luyến trong bài hát Soi bóng bên hồ.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm và trả lời câu hỏi SGK tr.55:
+ So sánh âm sắc của đàn nguyệt và đàn tính.
+ Vẽ bức tranh về đàn nguyệt, đàn tính hoặc làm mô hình đàn bằng vật liệu trong đời sống để chia sẻ với bạn ở phần Vận dụng – Sáng tạo.
Gợi ý:
+ So sánh:
Đàn Nguyệt: khỏe khoắn, hơi mờ đục, âm cao tươi sáng.
Đàn Tính: êm dịu, thanh thoát.
+ Vẽ bức tranh về đàn nguyệt, đàn tính hoặc làm mô hình đàn bằng vật liệu trong đời sống:
* TỔNG KẾT TIẾT HỌC
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học.
- GV lưu ý những kiến thức cần ghi nhớ.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tiếp tục tập luyện bài hát Soi bóng bên hồ để trình diễn ở tiết Vận dụng – Sáng tạo.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu đảo phách, Bài đọc nhạc số 5 để chuẩn bị cho tiết học sau.