Slide bài giảng âm nhạc 8 kết nối tiết 23: Hát: Hát lên cho ngày mai; Nghe nhạc: Bài hát - Trở về Surriento

Slide điện tử tiết 23: Hát: Hát lên cho ngày mai; Nghe nhạc: Bài hát - Trở về Surriento. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 8 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 11 – TIẾT 23: 

HÁT: HÁT LÊN CHO NGÀY MAI

NGHE NHẠC: BÀI HÁT – TRỞ VỀ SURRIENTO

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS lắng nghe bài hát Hát lên cho ngày mai.

- GV hướng dẫn HS lắng nghe và tự vận động của bài hát Hát lên cho ngày mai

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tính chất bài hát Hát lên cho ngày mai. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hát – hát lên cho ngày mai

Hoạt động 1: Học bài hát Hát lên cho ngày mai – học hát từng câu kết hợp vỗ tay theo phách

Nhiệm vụ 1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- GV cho HS nghe bài hát Hát lên cho ngày mai.

- GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát. 

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. 

Nội dung ghi nhớ:

- HS lắng nghe bài hát Hát lên cho ngày mai.

- Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát. 

Nhiệm vụ 2: Giới thiệu tác giả bài hát

- GV trình chiếu cho HS quan sát tác giả Boris Fomin.

Tech12h

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu nguồn gốc bài hát Hát lên cho ngày mai và tên nhạc sĩ sáng tác.

Nội dung ghi nhớ:

- Tác phẩm: Bài hát Hát lên cho ngày mai được nhạc sĩ Boris Fomin (người Nga) sáng tác vào năm 1924. 

+ Ở Việt Nam, ban đầu bài hát được tác giả đặt lời với tên Tình ca du mục, sau đó nhạc sĩ Hoàng Long đặt lời Việt với tên Hát lên cho ngày mai.

+ Bài hát còn có một số dị bản khác.              

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu bài hát

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát.

Tech12h

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về bài hát. 

- GV cùng HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa bài hát. 

- GV hướng dẫn HS chia đoạn, chia câu cho bài hát. 

- GV nhận xét về tính chất âm nhạc:

+ Đoạn 1: có tính chất trữ tình, nhịp điệu vừa phải.

+ Đoạn 2: vui tươi, sôi nổi, nhịp điệu linh hoạt hơn.

Nội dung ghi nhớ:

- Bài hát Hát lên cho ngày mai gửi tới thông điệp về hòa bình, tình yêu thương con người và ước vọng của toàn nhân loại hướng tới một cuộc sống tươi đẹp, bình yên cho hôm nay và muôn đời sau.

- Bài hát chia thành 2 đoạn: 

+ Đoạn 1: Dù mùa đông buốt giá ... nụ cười trên môi.

+ Đoạn 2: Hãy hát lên ... cho muôn ngàn sau.

Nhiệm vụ 4: Khởi động giọng

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

Nhiệm vụ 5: Dạy hát

- GV hát mẫu và hướng dẫn HS tập hát từng câu và kết hợp vỗ tay theo phách.

- GV hướng dẫn và bắt nhịp cho HS hát các từ có trường độ ngân tự do (dấu miễn nhịp) ở các từ: Hãy, hát, lên.

- GV chí HS thành nhóm nam và nhóm nữ, yêu cầu hát theo hình thức nối tiếp và hòa giọng:

+ Nối tiếp:

  • Nhóm nữ: Dù mùa đông ... trong tim bao người.

  • Nhóm nam: Này bạn ơi ... nụ cười trên môi

+ Hòa giọng: Hãy hát lên ... cho muôn ngàn sau.

Nội dung ghi nhớ:

- Hát đúng tính chất và nhịp điệu của từng đoạn:

+ Đoạn 1: nhịp điệu thong thả.

+ Đoạn 2: nhịp điệu linh hoạt hơn, nhanh hơn.

2. Nghe nhạc – Trở về Surriento (Torna a Surriento).

Hoạt động 1: Nghe và cảm nhận bài hát Trở về Surriento (Torna a Surriento).

- GV cho HS nghe bài hát Trở về Surriento 2 lần:

https://youtu.be/WqbkS9EAJTI 

Tech12h

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào?

+ Nội dung bài hát nói lên điều gì?

- GV hướng dẫn HS nghe, cảm nhận tính chất âm nhạc của bài hát và có thể vận động cơ thể theo nhịp điệu Tech12h.

Nội dung ghi nhớ:

Giới thiệu bài hát Trở về Surriento (Torna a Surriento)

- Surriento là một thị trấn cổ tính, thơ mộng nằm bên bờ vịnh miền Nam nước Ý (Italia).

- Bài hát Trở về Surriento của tác giả Emesto de Curtis (người Ý) có giai điệu tha thiết, sâu lắng như nói lên nỗi khắc khoải, nhớ mong của những người con xa quê hương.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- GV hướng dẫn HS vận động cơ thể âm hình 1 và âm hình 2:

+ Âm hình 1:

Tech12h

+ Âm hình 2:

Tech12h

- GV lưu ý HS khi thực hiện vận động cơ thể theo tiết tấu:

+ Âm hình 1: Thực hiện động tác ở nhịp độ vừa phải (áp dụng cho đoạn 1 của bài hát).

+ Âm hình 2: Thực hiện động tác linh hoạt và nhanh hơn (áp dụng cho đoạn 2 của bài hát).

- GV hướng dẫn HS thực hiện 2 âm hình và áp dụng đệm vào bài hát:

+ Âm hình 1: Dù mùa đông ... nụ cười trên môi. 

+ Âm hình 2: ... muôn câu ca ... cho muôn ngàn sau.

- GV yêu cầu HS hát kết hợp vận động cơ thể theo nhóm: đoạn 1 hát đơn ca, đoạn 2 hát hòa giọng.

Gợi ý:

- HS trình bày bài hát trước lớp, kết hợp các động tác phụ họa theo nhịp điệu hoặc động tác vận động cơ thể theo âm hình tiết tấu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài hát Hát lên ngày mai.

- GV yêu cầu HS sưu tầm và bài hát nước ngoài mà em yêu thích.

Gợi ý:

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ cảm nhận cá nhân:

+ Giai điệu bài hát có tính chất trong sáng, vui tươi, nhộn nhàng.

+ Lời ca thể hiện tình yêu thương và ước vọng của nhân loại hướng đến cuộc sống tươi đẹp.

+ Bài hát nước ngoài: 

* TỔNG KẾT TIẾT HỌC

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học.

- GV đánh giá mức độ HS thực hiện được so với yêu cầu cần đạt của bài học, động viên các HS thực hiện tốt và khuyến khích các HS khác tập luyện thêm.

- HS ôn luyện lại bài hát Hát lên cho ngày mai, nội dung nhạc cụ đã học và xem trước nội dung nhạc cụ giai điệu của Chủ đề 6.