Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 8: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (trích, Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 8: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (trích, Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két và văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
  • Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lĩ lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
  • Nhận biết và phân biệt được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản; liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.
  • Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản.
  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.
  • Năng lực phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất

  • Nhận biết và trân trọng tiếng nói của lương tri, tiếng nói của lẽ phải và sự công chính.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân theo dõi video “Phóng Sự Quốc Tế: Thảm Kịch ở Hirosima” và nêu cảm nhận.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV yêu cầu HS theo dõi video “Phóng Sự Quốc Tế: Thảm Kịch ở Hirosima” và chia sẻ cảm nhận của em về sức tàn phá của chiến tranh.

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=LSFhep2xFGo

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh. Hãy cùng ôn tập lại bài học “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của tác giả Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két.

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản. 

b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két và văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.

+ Chủ đề của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là gì?

+ Trình bày luận đề và luận điểm được tác giả thể hiện trong văn bản. Các luận điểm trong văn bản có mối quan hệ như thế nào?

+ Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào khi đề cập tình trạng chạy đua vũ khí hạt nhân?

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

Nhắc lại kiến thức 

1. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (1928 – 2014).

- Quê quán: Cô-lôm-bi-a.

- Là nhà văn, nhà báo và là một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng.

- Năm 1982, ông được trao giải Nô-ben Văn học nhờ những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn học, đặc biệt là các tác phẩm phản ánh những vấn đề của cuộc sống ở vùng Mỹ La-tinh.

- Tác phẩm tiêu biểu: Trăm năm cô đơn (1967), Tướng quân giữa mê hồn trận (1989), Ký sự về một cái chết được báo trước (1981)…

b. Tác phẩm

- Trích trong văn bản “Thanh gươm Đa-mô-clét” (1986).

- Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản “Thanh gươm Đa-mô-clét” là bài tham luận được Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (tư cách khách mời) đọc trong một hội nghị quốc tế họp tại Mê-hi-cô vào tháng 8 năm 1986 – thời điểm cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ đã lên đến đỉnh điểm.

2. Phân tích văn bản

a. Chủ đề

Văn bản kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.

b. Luận đề, luận điểm trong văn bản

- Luận đề: Chạy đua sản xuất vũ khí hạt nhân là đặt nhân loại trước nguy cơ bị hủy diệt.

- Luận điểm: 

+ Luận điểm 1: Người ta đã bố trí số đầu đạn hạt nhân có khả năng hủy diệt 12 lần trái đất.

+ Luận điểm 2: Số tiền bỏ ra cho việc chạy đua vũ trang có thể giải quyết nhiều vấn đề thiết yếu của nhân loại.

+ Luận điểm 3: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí con người và cũng đi ngược lại cả lí trí tự nhiên.

- Mối quan hệ giữa các luận điểm: 

+ Luận điểm 1 nêu thực trạng đáng sợ về chạy đua vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc. 

+ Từ thực trạng này, tác giả có điều kiện so sánh để thấy kinh phí dành cho việc sản xuất vũ khí giết người hàng loạt đó tốn kém hơn nhiều lần so với việc giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách của đời sống nhân loại (luận điểm 2).

+ Những so sánh đó giúp tác giả rút ra sự vô lí của việc chạy đua vũ khí hạt nhân (luận điểm 3).

  •  Các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng góp phần làm rõ luận đề của bài viết.

c. Thái độ của tác giả

- Trước tình trạng chạy đua vũ khí hạt nhân, tác giả đã lên tiếng phản đối quyết liệt. Bài nghị luận này trích từ tham luận được đọc tại hội nghị nguyên thủ quốc gia của một số nước, thể hiện quan điểm, thái độ rạch ròi, dứt khoát của tác giả.

- Tác giả thể hiện thái độ của mình bằng nhiều cách:

+ Sự thật khách quan: các số liệu.

+ Thái độ trực tiếp của tác giả: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó... và một cuộc sống hòa bình, công bằng”.

+ Sử dụng cách liên tưởng.

  •  Tác giả là người quan tâm, lo lắng đến nền hòa bình của thế giới. Ông cũng lên án mạnh mẽ đối với cuộc chạy đua vũ trang chiến tranh hạt nhân, nhất là các cuộc thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân. Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két ra sức kêu gọi con người chung tay đẩy lùi mối nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

3. Tổng kết 

a. Nội dung

- Văn bản đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể sinh vật và sự sống trên trái đất. Cùng với đó là cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém, cướp đi rất nhiều điều kiện phát triển, những cơ hội phục hồi, tái tạo lại cuộc sống cho toàn thế giới.

- Từ đó, tác giả đem tới lời kêu gọi đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách của con người trên toàn thế giới.

b. Nghệ thuật

- Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện, chặt chẽ.

- Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.

- Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.

- Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú.

-------------

………..Còn tiếp………..


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 8: Đấu tranh cho một thế giới dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 8: Đấu tranh cho một thế giới Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Thông tin về tải giáo án, tài liệu:

  • Hỗ trợ được thực hiện ngay lập tức
  • Các phản hồi sẽ được trả lời gần như tức thì
  • Việc hỗ trợ thực hiện 24/24 trong suốt năm học

Các tài liệu được nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word đủ kì I. Sau đó cập nhật liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 8 - 12 phiếu
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, lời giải, thang điểm
  • Câu hỏi bổ sung bài học, file word đáp án

Phí giáo án powerpoint dạy thêm:

  • Mức phí: 500k

-> Chỉ gửi trước 250k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận

Cách Tải :

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Sẽ được hỗ trợ ngay tức thì.

 

Xem thêm giáo án khác