Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt (2)
Soạn chi tiết đầy đủ bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt (2) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP THANH VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP VẦN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Củng cố kiến thức đã học về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.
Luyện tập về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết một số cách chơi chữ thường gặp và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào tạo lập văn bản.
Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.
- Hình thức: cá nhân
- Thời gian: 3 phút.
Em đã biết gì về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần? | Em có gì chưa hiểu về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần? | Em muốn biết thêm điều gì về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần? |
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.
B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần, trả lời câu hỏi: Trình bày lại cách nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh và điệp vần. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Củng cố kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần 1. Nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh - Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng hoặc thanh trắc). - Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết. 2. Nhận biết biện pháp tu từ điệp vần - Xuất hiện ở các vị trí các âm tiết gieo vần: âm tiết cuối cùng của câu thơ (vần chân) hoặc âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ (vần lưng), tạo tính liên kết, tính nhạc cho câu thơ. - Điệp vần có thể xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần, tạo ra trùng điệp về âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc…
|
------------------
………..Còn tiếp………….
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 kết nối tri thức
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác