Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Đang liên tục cập nhật .....

Nội dung giáo án

BÀI 7: HỒN THƠ MUÔN ĐIỆU

ÔN TẬP VĂN BẢN: TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Lưu Quang Vũ và bài thơ Tiếng Việt.
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
  • Nhận biết và phân biệt được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
  • Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản.
  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại của bài thơ Tiếng Việt.

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thơ Tiếng Việt.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực nhận biết và phân tích các nội dung bao quát của văn bản: bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất

  • Yêu thương, đồng cảm, rung động trước tâm hồn của nhà thơ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân theo dõi bài hát “Tiếng Việt” và nêu cảm nhận.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV yêu cầu HS theo dõi bài hát “Tiếng Việt” và chia sẻ cảm nhận về vẻ đẹp của tiếng Việt qua bài hát.

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=BtXUQAqCUgo

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Sự giàu đẹp của tiếng Việt đã làm nên bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, bản sắc tức là những nét đặc trưng mà nếu mất đi thì nó không còn là nó. Giữ cho tiếng Việt có một bản sắc đẹp đẽ tức là chúng ta phải khơi nguồn tất cả những nét giàu và đẹp. Tiếng Việt của chúng ta có thanh điệu. Thanh điệu nó như là nốt nhạc thì đó là bản sắc rất đẹp của tiếng Việt mà không phải ngôn ngữ nào cũng có. Hãy cùng ôn tập lại bài học Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ.

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu bài thơ Tiếng Việt, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản. 

b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Tiếng Việt.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Lưu Quang Vũ và văn bản “Tiếng Việt”.

+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

+ Xác định chủ đề của bài thơ “Tiếng Việt”.

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tiếng Việt”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

Nhắc lại kiến thức 

1. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988).

- Quê quán: Đà Nẵng.

- Là nhà thơ, nhà biên kịch, nhà văn tài năng.

- Thơ Lưu Quang Vũ bay bổng, tài hoa, giàu cảm xúc, nhiều trăn trở, khát khao.

- Có nhiều đóng góp đặc biệt cho sân khấu kịch của Việt Nam.

- Tác phẩm tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (in chung, 1968), Bầy ong trong đêm sâu (1993), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981), Mùa hè đang đến (1983)…

b. Tác phẩm

- Bài thơ được in trong tập “Mây trắng của đời tôi” (1989).

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Thể thơ

- Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ.

+ Thể thơ tám chữ được xác định dựa vào số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ.

+ Các dòng thơ thường được ngắt nhịp một cách linh hoạt. 

+ Số lượng dòng không hạn chế.

+ Được chia thành khổ (mỗi khổ 4 dòng).

+ Sử dụng vần chân (sẫm – đẫm; nắng – trắng; ta – già…).

+ Gieo vần liền hoặc vần cách. 

b. Chủ đề của bài thơ

Chủ đề của bài thơ được xác định thông qua: nhan đề và đặc trưng thể loại của bài thơ. 

* Nhan đề bài thơ: Tiếng Việt

- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, nêu bật được chủ đề chính của bài thơ: viết về chủ đề tiếng nói của dân tộc Việt Nam – tiếng Việt.

- Nhan đề gợi ra ngôn ngữ dân tộc, bao trọn hồn cốt dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm.

* Đặc trưng thể loại

- Mạch cảm xúc: bài thơ là tiếng nói ngợi ca tiếng Việt – ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt có một bản sắc đẹp đẽ, mang đậm dấu ấn đời sống, mang một sắc thái riêng, độc đáo, thể hiện được trí tuệ dân gian và thể hiện mọi cung bậc suy nghĩ tình cảm của con người Việt Nam. 

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Từ đầu đến “tiếng Việt như rừng”): Hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.

 + Phần 2 (Tiếp đến “những con đường”): Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.

 + Phần 3 (Tiếp đến “dân tộc Việt”): Sức mạnh trường tồn và sự lan tỏa của tiếng Việt.

 + Phần 4 (Còn lại): Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.

- Hình ảnh thơ: 

+ Cụ thể hóa hình ảnh “Tiếng Việt”:

  • Tiếng mẹ gọi.
  • Tiếng kéo gỗ.
  • Tiếng gọi đò.
  • Tiếng cha dặn.
  • Tiếng mưa.
  • Câu hát lời ru “rung rinh nhịp đập trái tim”.
  •  Những hình ảnh gần gũi, thân thiết nhất đối với mỗi người. 
  •  Là thứ tiếng lấp lánh giọt mồ hôi mặn chát, những giọt nước mắt cay đắng và cả những tâm tình sâu lắng, ngọt ngào, say đắm.

+ Hình ảnh cuộc sống sinh hoạt, gần gũi: 

  • Hoàng hôn khói sẫm.
  • Cánh đồng xa cò trắng.
  • Con nghé trên lưng bùn.
  • Gió thổi giữa cau tre.
  • Bờ tre, gốc rạ, dòng sông.

+ Hình ảnh cuộc sống lao động sôi nổi, nhiệt thành:

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

  •  Hình ảnh: “đất cày”, “lụa”, “tre ngà”, “tơ”: gần gũi, quen thuộc, mang đậm bản sắc dân tộc.
  •  Một sự phát hiện, đúc kết sâu sắc về đặc trưng tiếng nói, bản sắc dân tộc.

+ Tiếng Việt là nhân chứng lịch sử:

  • Mị Châu quỳ lạy cha già.
  • Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
  •  Đi qua những thăng trầm của đời người, tiếng Việt vẫn lấp lánh, sáng trong. 
  •  Tiếng Việt là sự chuyển lưu, tiếp nối, gìn giữ, bổ sung của nhiều thế hệ, vì thế nó là tài sản vô giá của dân tộc. 
  •  Tiếng Việt mãi là công cụ gắn kết những con người Việt lại với nhau trên tinh thần hòa hợp dân tộc chân thành thực sự.

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Bài thơ đã ngợi ca sự giàu đẹp của tiếng Việt: vừa giản dị, mộc mạc, vừa phong phú, sâu sắc. Tiếng Việt có sức sống mạnh mẽ, thẫm đẫm vẻ đẹp linh hồn dân tộc, có giá trị bồi đắp tâm hồn, tình yêu dân tộc. 

- Bằng lời thơ chân thành, hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm, Lưu Quang Vũ đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự trân trọng đối với tiếng Việt thiêng liêng.

b. Nghệ thuật

- Thể thơ tám chữ.

- Nhịp điệu thơ chậm rãi, nhẹ nhàng. 

- Sự kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh,  ẩn dụ câu hỏi tu từ; kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình; các từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, dân dã.

- Tứ thơ hay gần gũi nhưng không kém phần sáng tạo.

-------------

………..Còn tiếp………..


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 7: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác