Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt (2)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt (2) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Đang liên tục cập nhật .....

Nội dung giáo án

BÀI 3: HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CHỮ QUỐC NGỮ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trang bị kiến thức, hiểu biết về nguồn gốc và vị trí của chữ quốc ngữ.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Có một số hiểu biết sơ giản về chữ tiếng Việt: chữ quốc ngữ.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào tạo lập văn bản.

  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.

  • Bồi dưỡng tình yêu với tiếng nói dân tộc, có ý thức bảo vệ nguồn cội văn hóa Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà;

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi Think – Pair – Share, xem video “Tiếng Việt” và thực hiện yêu cầu: Trình bày cảm nhận của em về tiếng nói dân tộc được nhắc đến trong bài hát “Tiếng Việt” của ca sĩ Võ Hạ Trâm.

- Link: https://www.youtube.com/watch?v=aWm2KAWwpw4 (chiếu 0:00 – 5:30)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Tiếng Việt mang vẻ đẹp của hồn cốt dân tộc, là cội nguồn văn hóa, chúng ta được truyền tình yêu với tiếng nói dân tộc từ thuở còn nằm nôi qua những lời ru của bà, của mẹ. Giữ cho tiếng Việt có một bản sắc đẹp đẽ tức là chúng ta phải khơi nguồn tất cả những nét giàu và đẹp. Tiếng Việt của chúng ta có thanh điệu. Thanh điệu nó như là nốt nhạc thì đó là bản sắc rất đẹp của tiếng Việt mà không phải ngôn ngữ nào cũng có. Tiếng Việt mang dấu ấn của đời sống, chẳng hạn như trong câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” nói lên tính trọng tình nghĩa của người Việt. Ngôn ngữ tiếng Việt mang tâm hồn của người Việt và chúng ta phải phát huy nó.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức sơ giản về chữ quốc ngữ để từ đó bồi đắp, nuôi dưỡng tình yêu với tiếng nói dân tộc hay rộng hơn là tình yêu với Tổ quốc, với non sông.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về chữ quốc ngữ.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập về chữ quốc ngữ.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về chữ quốc ngữ và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức sơ giản về chữ quốc ngữ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về chữ quốc ngữ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động 

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Củng cố kiến thức sơ giản về chữ quốc ngữ

Khái niệm: là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong chữ viết Latinh để ghi tiếng Việt.

- Đặc điểm:

+ Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và nắm được cách ghép vần là có thể đọc được tát cả các chữ (tiếng).

+ Giúp cho việc học tiếng Việt dễ dàng hơn, góp phần phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội…

- Hiện nay, chữ quốc ngữ đã đạt đến sự ổn định về hình thức và được coi là hoàn thiện.

------------------

………..Còn tiếp………….

 


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 4: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác