Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê)

Soạn chi tiết đầy đủ bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê) giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Đang liên tục cập nhật .....

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: TIẾNG ĐÀN MƯA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về thơ song thất lục bát.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Tiếng đàn mưa (vần, thanh điệu, nhịp, giá trị nội dung…).

  • Luyện tập theo văn bản Tiếng đàn mưa.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của thể thơ song thất lục bát (nhịp thơ, vần, thanh điệu,… ), nêu được nội dung bao quát của văn bản, phân tích một số chi tiết tiêu biểu, hình ảnh nghệ thuật mang tính biểu tượng trong văn bản Tiếng đàn mưa.

  • Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản.

  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản Tiếng đàn mưa.

3. Phẩm chất

  • Yêu thương, đồng cảm với con người.

  • Trân trọng vẻ đẹp của của cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật KWLyêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về nhà thơ Bích Khê trong phong trào thơ Mới và xuất xứ của văn bản Tiếng đàn mưa.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật KWLyêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về nhà thơ Bích Khê trong phong trào thơ Mới và xuất xứ của văn bản Tiếng đàn mưa.

- Hình thức: nhóm đôi.

- Thời gian: 3 phút.

Em đã biết gì về nhà thơ Bích Khê trong phong trào thơ Mới và xuất xứ của văn bản Tiếng đàn mưa?

Em có gì chưa hiểu về nhà thơ Bích Khê trong phong trào thơ Mới và xuất xứ của văn bản Tiếng đàn mưa?

Em muốn biết thêm điều gì về nhà thơ Bích Khê trong phong trào thơ Mới và xuất xứ của văn bản Tiếng đàn mưa?

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- Gợi ý: Một số thông tin cơ bản về Bích Khê và xuất xứ của văn bản “Tiếng đàn mưa”:

+ Bích Khê (1916 – 1946) quê ở tỉnh Quảng Ngãi, nặng lòng với quê hương đất nước, là một nhà thơ chân tài nhưng yểu mệnh. Sáng tác của ông được đánh giá cao với những bài thơ táo bạo, giàu tính nhạc. Ông là nhà thơ có nhiều tìm tòi, cách tân trong phong trào Thơ mới. Đọc thơ Bích Khê, ta như đắm mình trong thế giới của màu sắc, mùi hương, hình ảnh, âm thanh. 

+ Xuất xứ: “Tiếng đàn mưa” nằm trong tập thơ “Tinh hoa” (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944).

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX, sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa Việt nam với văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp diễn ra mạnh mẽ. Đây cũng là thời kì nhiều nhà văn, nhà thơ chịu ảnh hưởng của nền văn học Pháp và Bích Khê cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về thể thơ song thất lục bát qua bài thơ Tiếng đàn mưa của nhà thơ Bích Khê.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Tiếng đàn mưa.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức văn bản Tiếng đàn mưa.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Tiếng đàn mưa và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

-------------------

………..Còn tiếp………….


=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê) dạy thêm Ngữ văn 9 KNTT, soạn giáo án dạy thêm bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê) Ngữ văn 9 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác